Sắt vụn hoá mui trần
Xem thêm: Top 9 máy cày cũ bình dương 2022
Những chiếc sidecar bắt đầu xuất hiện trở lại trên đường phố. Ảnh: T.Di
Tại Việt Nam, vào những năm 1950 – 1960, sidecar là hàng viện trợ của Liên Xô với hai dòng xe chủ lực Ural và Dnepr, số lượng có hạn và chỉ vài lực lượng đặc biệt được dùng, không mua bán trên thị trường. Sau khi chính sách viện trợ kết thúc cộng với sự bất lợi của dòng sidecar cồng kềnh, tiếng máy ồn ào, khó kiếm phụ tùng thay thế, sidecar biến mất khỏi đường phố Việt Nam. Nhiều người dân Việt từ nhỏ đã ấn tượng với sidecar từ những bộ phim chiến tranh, tìm cách mua lại những chiếc xe được thanh lý. Một số được giữ lại chưng trong nhà như đồ cổ, còn hầu hết bị tháo dỡ lấy sắt vụn hoặc tận dụng chiếc Ural cho các loại xe kéo.
Từ những năm 1980 -1990, dân ghiền sidecar tại Hà Nội và Sài Gòn bắt đầu lập hội. Nhiều người không chỉ tìm mua cho được chiếc sidecar mà còn săn lùng những bộ phận của sidecar từ các vựa sắt vụn, với mong muốn phục chế thành những chiếc xe có thể chạy được. Tất cả đều tự mày mò nghiên cứu chứ chẳng có trường lớp nào dạy sửa chữa phục hồi sidecar. Ngoài Bắc thì có những cái tên Công Lông, Cường Min, Quế Cống Mọc; còn trong Nam, giới chơi xe không ai lạ Hùng bay. “Một lần ra Phan Rí câu cá, tôi quen ông Năm rồi về nhà ổng nhậu. Ngang qua bếp tôi vô tình thấy bộ khung chiếc môtô GNOME RHONE R3 125 1950 treo ở gác bếp, máy đã hoen rỉ hết. Ổng muốn bán đống phế thải đó vì cần 1 triệu đồng. Tôi mua liền và mang về Sài Gòn. Chiếc xe này vẫn còn giấy đăng ký gốc cách đây nửa thế kỷ. Nhưng kiếm phụ tùng để sửa và thay thế nó là cả một câu chuyện dài” – anh Nguyễn Văn Hùng, còn gọi là Hùng bay kể về chiếc xe quý được phục dựng gần mười năm qua. Chính anh là người vào cuối thập niên 1990 đã bỏ vài chục cây vàng mua gần trăm chiếc sidecar phế thải được thanh lý, thuê hai xe tải lớn chở từ Hà Nội vào Sài Gòn, khởi đầu cho cuộc chơi sidecar hơn chục năm nay của một nhóm ghiền sidecar tại Sài thành.
Thổi hồn vào sắt gỉ
Căn nhà của anh Hùng nằm ngay góc một con hẻm trên đường Hồ Đắc Di, quận Tân Bình. Phụ tùng, máy móc bày la liệt, thậm chí cái gác nhỏ nơi anh dùng để ngủ cũng kín chỗ với vỏ xe, vành xe. “Khi mua số lượng lớn xe cũ, nhiều anh em tưởng tôi khùng. Lúc đầu, xe tôi làm chạy không tốt vì thiếu phụ tùng thay thế, thợ cũng chẳng am hiểu máy móc. Đẩy xe nhiều hơn chạy”, anh Hùng tâm sự. Nản vì lực bất tòng tâm, lại gặp khó khăn khi xin giấy phép đi đường cho xe cộng với một số lý do cá nhân, anh bỏ chơi sidecar, tháo xe bán sắt vụn. Nhưng giấc mơ tự tay làm nên chiếc sidecar chơi được cứ ám ảnh anh. Năm 2002, anh quay lại với đống sắt vụn đã mang bán một nửa. Tự tìm tòi và nhờ mấy người bạn mua sách từ Nga và Anh đem về nghiên cứu, anh hiểu rõ hơn cơ chế của những cỗ máy hoen rỉ trong nhà. “Nhiều lần tôi lấy búa đập tan cả bộ máy để coi tại sao không thể tháo rời nó, nhưng rồi có sách vở và hình ảnh minh họa tôi mới hiểu về các kết cấu. Rồi nghề dạy nghề”, anh cho hay.
Xem thêm: Mua Bán Nhà Đất Thừa Thiên Huế Hợp Pháp, Mới Nhất Hiện Nay T6/2022 – https://dichvusuachua24h.com
Năm 1922, tại một thị trấn phía nam Anh quốc, một gã trai mê môtô chưa đủ 21 tuổi – Bill Lyons, gặp William Walmsley – 29 tuổi, kẻ có sở thích không hề thua kém. Walmsley vừa chế tác xong chiếc sidecar đặc biệt cho riêng mình và dẫn người bạn mới quen về xem nó. Ngay lập tức, Bill Lyons cảm nhận được tiềm năng thương mại của mẫu xe này và cùng Walmsley thành lập công ty Swallow Sidecar vào tháng 9.1922. Những năm 1930 -1950, nhiều hãng khác sản xuất sidecar như BMW, Harley Davidson, Gold Wing, Kawasaki hay Yamaha. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, sidecar trở nên phổ biến khi được lực lượng quân đội, cảnh sát ở Đức, Liên Xô, Anh, Pháp sử dụng. Sau chiến tranh, dây chuyền sản xuất sidecar BMW của Đức thuộc về Liên Xô, từ đó lần lượt các loại xe M66, M67, Dnepr, Ural ra đời.
Bạn đang đọc: Sắt vụn hoá mui trần
Source: https://dichvusuachua24h.com
Category : Mua Bán