Sửa Lò Vi Sóng Quận Long Biên
Sửa lò vi sóng quận Long Biên 10 phút có mặt ngay.
Công ty chúng tôi chuyên sửa lò vi sóng ở quận Long Biên với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tận tình, không ngại xa ngại khó để đến với quý khách!
GIẢI THÍCH MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN LÒ VI SÓNG
- “Standing time” là gì?
Đây là khái niệm còn khá mới mẻ với nhiều người tại Việt Nam, tuy nhiên không quá phức tạp để có thể hiểu được.
Sóng vi ba sẽ khiến các phân tử nước, axit béo, và đường trong thức ăn rung động ở mức 2.5 triệu lần trên giây, tạo ra nhiệt năng. Sau khi lò đã ngưng hoạt động và thức ăn được đưa ra khỏi lò, các phân tử vẫn sẽ tiếp tục tạo ra nhiệt năng cho đến khi chúng ngừng rung hẳn. Khoảng thời gian từ lúc lấy thức ăn ra khỏi lò đến lúc các phân tử ngừng rung hẳn được gọi là “resting time”, “carryover cooking time” hay “standing time”. Hiện tượng này xảy ra trong thời gian lâu hơn đối với các thức ăn có độ dày và đầy như thịt gà Tây nguyên con, thịt bò nướng và ngắn hơn đối với các loại bánh mì, rau củ nhỏ và trái cây. Trong lúc điều này xảy ra, mức nhiệt của thức ăn có thể tăng lên vài độ. Vì lẽ đó, các tờ hướng dẫn thường sẽ khuyên bạn để cho thức ăn “nghỉ” khoảng vài phút trước khi tắt lò và lấy đồ ăn ra.
Sử dụng một nhiệt kế hoặc đầu dò nhiệt độ (search: temperature probe) để bảo đảm phần trung tâm của thức ăn đã đạt đến nhiệt độ an toàn. Tuyệt đối không để nhiệt kế trong lò cùng với thức ăn, trừ khi chúng được ghi mác “microwavable” hay “microwave-safe”. Thay vào đó, sử dụng một nhiệt kế đọc nhanh (search: instant read food thermometer, trên Tiki có cung cấp) để thử nhiệt độ của thức ăn khi vừa lấy ra khỏi lò.
- Các mức công suất (power levels) là gì?
Ở công suất cao, thức ăn sẽ tiếp xúc với mức năng lượng vi sóng cao hơn vì ống khuếch đại sóng sẽ sản xuất ra sóng vi ba ở mức tối đa. Để tạo ra mức công suất thấp hơn mức cao (tức 100%), ống khuếch đại sẽ luân phiên chạy và dừng. Ví dụ, mức công suất trung bình (50%) nghĩa là 50% thời gian lò sẽ tạo ra sóng vi ba còn 50% thời gian còn lại sẽ ở trạng thái nghỉ.
Những loại thức ăn phù hợp để nấu với công suất cao có đặc điểm là mềm và độ ẩm cao. Một số ví dụ đó là thịt bò xay, thịt gia cầm (gà, vịt), rau củ và các loại trái cây. Trứng, phô mai và thịt nguyên miếng có thể bị cứng và khô nếu làm nóng trong lò vi sóng ở mức công suất cao, tốt nhất hãy nấu chúng ở mức công suất thấp hơn. Thịt nguyên miếng lớn nên được nấu ở mức công suất trung bình (50%) với thời gian lâu hơn bình thường. Điều này cho phép nhiệt từ lò vi sóng đi sâu vào trong thịt và làm chín phần trung tâm mà không làm cháy phần phía ngoài.
- “Arcing” là gì?
Arcing (đọc là “AR-king”) là hiện tượng tia lửa xuất hiện bên trong lò vi sóng khi các sóng vi ba phản ứng với lớp sơn bằng vàng trên chén đĩa, dây trang trí kim loại và vật liệu kim loại. Làm nóng một số loại thức ăn như cà rốt sống hay hot dog (bánh mì kẹp xúc xích!) trong lò vi sóng có thể dẫn đến hiện tượng này. Đối với hot dog, có thể là do sự trộn lẫn không đều giữa muối và các chất phụ gia. Còn ở cà rốt, đó có thể là do các chất khoáng có trong đất ở nơi chúng được trồng. Dù nguyên nhân là gì đi nữa, đừng quên tắt lò ngay lập tức để dừng các tia lửa. Hiện tượng xuất hiện cung lửa xảy ra thường xuyên có khả năng làm hư hỏng lò và các dụng cụ nhà bếp. Nếu hiện tượng chỉ xảy ra một lần thì không cần quá lo lắng. Đầu tiên hãy lấy những dụng cụ không phù hợp (có chứa kim loại)/thức ăn ra khỏi lò, sau đó thay thế bằng dụng cụ khác an toàn hơn hoặc thay đổi phương pháp nấu.
- “Erupting” là gì?
“Erupting”, hay còn gọi là hiện tượng phun trào, có thể xảy ra khi một loại chất lỏng nào đó (thường là nước) được nấu trong lò vi sóng đạt đến nhiệt độ cao hơn mức sôi 100 độ C truyền thống (trạng thái quá nhiệt). Chất lỏng sẽ sôi sục và tràn ra ngoài nếu bạn thêm cà phê gói, trà hay gelatin vào nước đang ở trạng thái quá nhiệt. Ở nhiều trường hợp rất hiếm, điều kiện cần để “kích hoạt” hiện tượng này chỉ đơn giản là sự chuyển động. Vì lẽ đó mà trên lí thuyết, một cốc nước ở trạng thái quá nhiệt hoàn toàn có thể trào ra ngoài một cách dữ dội khi vừa được lấy ra khỏi lò vi sóng.
Hiện tượng quá nhiệt thường xảy ra khi đồ đựng chất lỏng đang ở trạng thái siêu sạch (thường là vừa được lấy ra từ máy rửa) hay khi làm nóng một cốc nước đang ở nhiệt độ phòng.
Mặc dù hiện tượng này rất hiếm khi xảy ra, chúng ta vẫn nên đề phòng trước bằng cách:
- Sử dụng đồ đựng có bề mặt không bằng phẳng (VD: cốc nước có vạch đo).
- Thêm vào nước một chiếc muỗng để hấp thụ nhiệt.
- Thi thoảng lại khuấy đều nước trong quá trình làm nóng.
- Thêm một nhúm cà phê, túi trà hay gelatin ngay trước lúc nấu nước hoặc khi nước đã nấu được nửa đường.