Mạch đèn LED chiếu sáng – 7 sơ đồ mạch đèn LED phổ biến
Mạch đèn LED chiếu sáng có vai trò quan trọng đối với thiết bị chiếu sáng. Mạch đèn có cấu tạo như thế nào? Sơ đồ mạch đèn LED nguồn 12V, 220V, 5V ra sao? Và sơ đồ mạch đèn LED 1m2, mạch nguồn đèn LED 1m2 cũng như mạch đèn chiếu sáng của các dòng đèn đấu nối thế nào? Xem ngay bài viết dưới đây của chúng tôi để có những thông tin chính xác nhất..
1. Đôi nét về mạch đèn LED chiếu sáng
1.1 Khái niệm mạch đèn LED chiếu sáng
- Mạch đèn LED chiếu sáng là một hệ thống các linh kiện gồm: dây dẫn đấu nối, bộ nguồn, bộ điều khiển,… kết nối với nhau và tạo thành một sơ đồ hoàn chỉnh.
- Mạch đèn LED chiếu sáng là một bộ phận quan trọng trong cấu tạo của đèn LED. Chúng có tác dụng giúp đèn hoạt động ổn định.
- Sử dụng mạch đèn LED có thể điều chỉnh tăng hoặc giảm cường độ ánh sáng theo nhu cầu sử dụng ánh sáng của người sử dụng.
1.2 Sơ đồ mạch điện đèn led chiếu sáng chung
Mạch điện đèn LED chiếu sáng gồm 6 khối cơ bản :
- Khối 1 có tên gọi là mạch chỉnh lưu, được cấu tạo từ 4 điốt. Chúng có nhiệm vụ chuyển đổi dòng điện từ xoay chiều thành dòng điện một chiều.
- Khối 2: khối điều khiển – đóng cắt. Khối này gồm 2 bộ phận chính là IC điều khiển và bộ phận đóng cắt – MOSFET.
- IC có khả năng biến dòng điện một chiều đầu vào không có dao động thành dòng điện một chiều có dao động theo một tần số nhất định.
- MOSFET thực hiện đóng cắt mạch liên tục để tạo xung sau khi nhận được tín hiệu từ IC.
- Khối 3: Cơ cấu dập xung kim. Khối này có nhiệm vụ chính là loại bỏ các xung kim, hạn chế việc điện áp hoặc dòng điện sẽ tăng vọt lên so với mức quy định cho phép.
- Khối 4: Biến áp với chức năng hạ điện áp cho nguồn LED và chip LED.
- Khối 5: Tụ lọc đầu ra. Tại đây khi có dòng điện dân dụng 220V xoay chiều đã được chuyển thành dòng một chiều với điện áp phù hợp, đèn sẽ phát sáng.
1.3 Nguyên lý hoạt động
- Mạch đèn LED chiếu sáng hoạt động dựa trên nguyên tắc thay đổi các giá trị điện trở.
- Thay đổi các giá trị điện trở này sẽ làm thay đổi cường động dòng điện.
- Từ đó chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp và làm thay đổi hệ thống ánh sáng của đèn LED.
- Cụ thể, mạch đèn LED chiếu sáng sẽ bao gồm các khối bán dẫn với hai cực là P và N.
- Khối bán dẫn P có chứa nhiều lỗ trống tự do với điện tích dương. Khối bán dẫn N chứa điện tử dạng tự do.
- Khi được ghép nối với nhau, các lỗ trống sẽ chuyển từ cực P sang N. Các điện tích âm cũng được chuyển từ N sang P.
- Khi chúng tiến gần lại với nhau sẽ tạo nên những nguyên tử trung hòa và giải phóng các năng lượng dạng ánh sáng. Đèn phát sáng.
Xem thêm bài viết: Cách sử dụng đèn LED chuẩn: 9 mẹo kéo dài tuổi thọ đèn để biết các sử dụng đèn LED hiệu quả.
2. 7 sơ đồ mạch đèn LED phổ biến nhất hiện nay
2.1 Sơ đồ mạch đèn LED nguồn 12V
- Đèn LED 12V thường được sử dụng trong những môi trường có tính truyền điện và độ nguy hiểm cao do đây là dòng điện một chiều.
- Bộ đổi nguồn sẽ chuyển dòng xoay chiều 220V sang dòng điện một chiều 12V.
- Mạch đèn LED nguồn 12V bắt buộc phải có bộ đổi nguồn để đảm bảo an toàn và chất lượng của đèn cũng như người dùng.
- Khi đấu nối mạch đèn LED nguồn 12V phải hết sức cẩn thận. Khi đấu nối sai có thể khiến cả bộ đèn bị cháy.
- Một số loại mạch đèn led 12V phổ biến trên thị trường chiếu sáng có mạch: Mạch đấu nối nối tiếp; Mạch đấu nối song song.
2.2 Sơ đồ mạch đèn led chiếu sáng nguồn 220V
- Mạch đèn LED 220V sử dụng nguồn có cường độ dòng điện 20mA. Mạch có thể tích hợp mạch điều chỉnh độ sáng đèn LED để tạo ra các mẫu đèn 3 chế độ.
- Khi có dòng điện xoay chiều 220V được chuyển thành dòng điện một chiều với mức điện áp phù hợp, đèn sẽ phát sáng.
- Cắm trực tiếp đèn vào nguồn điện để sử dụng do đèn đã được tích hợp sẵn bộ bộ nguồn bên trong.
- Một số mẫu đèn LED sử dụng mạch 220V là: đèn LED âm trần 220V, đèn ốp trần 220V, đèn LED pha 220V, đèn LED panel 220V,…
2.3 Mạch đèn LED 5V
- Mạch đèn LED 5V sử dụng dòng điện 40A hoặc 60A.
- Nguồn LED 5V được dùng đển chuyển đổi dòng điện 2 chiều thành dòng 1 chiều.
- Mạch đèn cũng có tác dụng hạ thấp công suất điện khi vào đèn LED, giúp đèn phát sáng ổn định.
- Mạch thường được ứng dụng để đấu nối thắp sáng các biển quảng cáo.
2.4 Sơ đồ mạch điện đèn LED chiếu sáng 24V
- Mạch điện đèn LED chiếu sáng 24V sử dụng dòng tải với cường độ dòng điện 30A
- Mạch điều chỉnh ánh sáng mềm mại, ổn định, không nhấp nháy. Đồng thời, mạch bảo vệ đèn LED, hạn chế dòng điện vào quá cao.
- Bằng cách điều chỉnh giá trị điện áp và dòng điện đầu ra, độ sáng hoặc tối của bóng đèn cũng được thay đổi.
- Mạch phù hơp lắp đặt trong đèn LED đơn màu. Không thích hợp để trộn nhiều màu của đèn LED như đèn RGB, đèn tiết kiệm năng lượng,…
2.5 Sơ đồ mạch đèn LED 1m2
- Mỗi bóng đèn LED 1m2 siêu sáng sẽ sử dụng mức điện áp khoảng 3.5V.
- Với điện lưới 220V, ta có thể đấu nối tiếp nhiều bóng đèn lại và sử dụng cho mạch đèn LED 1m2.
2.6 Bộ mạch đèn LED năng lượng mặt trời
- Tấm pin năng lượng mặt trời sẽ phát ra điện áp khi có ánh nắng mặt trời chiếu vào.
- Điện áp này sẽ được cung cấp cho mạch sạc.
- Chân B của Tran KSP222A được phân cực kéo xuống Mass bởi Tran C1815. Điện cấp nguồn cho LED bị hở mạch; đèn Led chiếu sáng cổng sẽ không phát sáng.
- Khi cường độ ánh sáng đủ lớn, đèn báo sạc trên mạch TP4056 sẽ phát sáng báo hiệu quá trình nạp điện cho viên pin Li-Ion 18650.
- Khi ánh sáng mặt trời ngừng thì Tran C1815 cũng sẽ ngừng nạp điện. Chân B của Tran KSP222A sẽ được kéo lên cực dương của pin làm thông mạch đèn LED.
- Khi đó, đèn LED năng lượng mặt trời sẽ phát sáng.
2.7 Sơ đồ mạch nguồn đèn led – LED driver
- Để thắp sáng tiết kiệm điện, mạch LED driver dùng IC lm317.
- Khi có sự thay đổi trong dòng điện, IC sẽ điều khiển đóng – ngắt Mosfet giúp công suất luôn được đảm boảo.
- Các bộ tụ điện lọc điện áp đầu ra của drver LED sẽ san phẳng điện áp đầu ra, giúp ánh sáng từ chip LED phát ra ổn định, bền bỉ.
- Khi có dòng điện chạy qua, điot sẽ phát sáng, chip LED trong thân đèn cũng phát sáng đồng thời.
- Truy cập ” LED Driver là gì?” để hiểu rõ hơn về loại mạch LED này.
3. Chế nguồn cho đèn LED
- Bên cạnh những nguồn đèn LED có sẵn, việc chế nguồn đèn LED cũng được thực hiện rất đơn giản.
- Có thể sử dụng chip LED để tạo bảng mạch chip, chế cầu điode, đấu nối điện và hoàn thiện nguồn cho đèn LED 220V.
- Việc chế nguồn cho đèn LED đòi hỏi sự hiểu biết và nắm chắc các quy tắc về kỹ thuật, đầy đủ dụng cụ và đảm bảo độ an toàn khi thực hiện.
- Truy cập cách làm mạch đèn led chiếu sáng để có thêm cách làm mạch đèn LED chất lượng.
Trên đây là những thông tin chi tiết về mạch đèn LED chiếu sáng giúp người dùng hiểu rõ hơn về cách hoạt động của đèn. Nguyên lý hoạt động của chúng cũng không hề phức tạp. Nắm được điều này có thể giúp bạn sửa chữa đèn một cách nhanh chóng nếu bị gặp sự cố, giúp hệ thống chiếu sáng trở nên hoàn hảo hơn.
Bạn đang đọc: Mạch đèn LED chiếu sáng – 7 sơ đồ mạch đèn LED phổ biến
Source: https://dichvusuachua24h.com
Category : Điện Tử