Sửa Lò Vi Sóng Quận Hoàng Mai
Sửa lò vi sóng quận Hoàng Mai đem đến dịch vụ tốt nhất với giá cả phải chăng.
Công ty chúng tôi chuyên sửa lò vi sóng ở quận Hoàng Mai với phong thái làm việc nhanh chóng, chuyên nghiệp, tận tâm.
Để kéo dài tuổi thọ cho chiếc lò vi sóng nhà bạn, điều cuối cùng nên làm đó là thứ gì cũng bỏ vào. Người sử dụng nên cân nhắc những thành phần mà mình chuẩn bị cho vào lò vi sóng để lò có thể vận hành bình thường và an toàn. Hãy đọc tiếp nhé vì dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp một số kiến thức rất hữu ích để bạn có thể “bảo vệ” chiếc lò nhà mình đấy!
LÒ VI SÓNG CÓ THỂ “CÂN” TẤT CẢ MỌI THỨ KHÔNG?
- Một số đồ đựng và bao bọc có thể sử dụng an toàn với lò vi sóng
Chỉ sử dụng những sản phẩm được thiết kế riêng để sử dụng với lò vi sóng. Tất cả thủy tinh, đồ đựng bằng gốm sứ và các loại nhựa an toàn để sử dụng với lò vi sóng đều sẽ được dán mác “microwave-safe” hoặc “microwavable”.
AN TOÀN ĐỂ SỬ DỤNG:
- Các bộ muỗng, nĩa được dán mác an toàn dành cho lò vi sóng
- Thủy tinh cách nhiệt (VD: Pyrex, Anchor Hocking,…).
- Gốm thủy tinh (VD: Corning Ware).
- Túi nấu ăn.
- Rổ (làm bằng gỗ và rơm rạ) để hâm nóng các món cuốn hoặc bánh mì. Đặt khăn giấy phía đáy rổ để chúng hấp thụ độ ẩm từ thức ăn.
- Tất cả các loại đĩa giấy, khăn, khăn giấy và túi. Để tối ưu hóa mức độ an toàn hãy sử dụng chất liệu, trắng, không có hình in.
- Giấy sáp không thấm nước, giấy da, màn bao thực phẩm. Không để nhựa tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, để hở một phần để hơi nước có thể thoát ra.
- Bao bì nhạy cảm (heat-susceptor packaging: các bao bì làm bằng các vật liệu có khả năng hấp thụ năng lượng điện từ (tức bức xạ vi sóng) và chuyển đổi thành nhiệt).
KHÔNG AN TOÀN ĐỂ SỬ DỤNG:
- Đồ đựng thức ăn lạnh: các hộp đựng kem lớn, phô mai tươi, và hộp sữa chua các loại,… Tất cả những chất liệu trên không được sử dụng trong nấu nướng vì các chất hóa học độc hại từ chúng có thể đi vào trong thức ăn.
- Các túi giấy kraft (loại giấy nâu để gói hàng hoặc đựng xi măng), và giấy báo.
- Chảo kim loại.
- Các loại ly, tô, đĩa hoặc khay có chất liệu là xốp cách nhiệt.
- Đồ chứa có lớp sơn/các chi tiết trang trí bằng kim loại.
- Loại hộp đựng thức ăn đem về của Trung Quốc (có cầm tay bằng kim loại).
- Dây trang trí kim loại dùng để gói hàng/gói quà (search: metal twist ties).
- Đồ ăn được bao kín trong giấy thiếc.
- Đồ ăn đã nấu nằm trong các hộp đựng/hộp chứa bị vênh lên, biến dạng hoặc chảy ra trong quá trình làm nóng (tức là những chất hóa học độc hại đã đi vào thức ăn).
- Sử dụng giấy thiếc trong lò vi sóng có an toàn không?
Luôn luôn tham khảo hướng dẫn sử dụng và chú ý đến những gợi ý của nhà sản xuất về việc sử dụng giấy thiếc. Vẫn sẽ an toàn nếu bạn sử dụng một lượng giấy thiếc nhỏ trong lò vi sóng.
Sóng vi ba không thể đi xuyên qua kim loại nhưng có thể được hấp thụ bởi thức ăn. Không nên che kín bất kì loại thức ăn nào bằng giấy thiếc vì như thế thức ăn sẽ không tiếp xúc được với vi sóng, dẫn đến thức ăn không chín. Để lò vi sóng hoạt động khi lò trống hoặc khi thức ăn đang hoàn toàn được bọc trong giấy thiếc sẽ dễ gây hư hỏng cho lò.
Tuy nhiên, vẫn có thể sử dụng những mảnh giấy thiếc nhỏ để “che chắn” một số khu vực trên thức ăn, ví dụ như phần đùi và cánh của gà, vịt để tránh bị nấu quá đà.
Một số thức ăn được đựng trong đồ chứa bằng giấy bạc có thể an toàn để làm nóng trong lò vi sóng. Đọc kĩ những hướng dẫn trên bao bì để xác định xem nhà sản xuất có những gợi ý chi tiết cho việc sử dụng không. Vì thức ăn trong những hộp chứa này được làm nóng theo chiều từ trên xuống dưới, tốt nhất nên chọn những loại thức ăn có độ dày từ 1-2 inch để thức ăn phía bên dưới có thể chín kịp trước khi lớp phía trên bị cháy hoặc khô lại.
MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG ĐỂ SỬ DỤNG GIẤY THIẾC AN TOÀN:
- Chỉ sử dụng những đoạn giấy thiếc mới, không bị nhăn. Những đoạn đã nhăn có thể gây xuất hiện tia lửa.
- Chỉ che ¼ thức ăn bằng giấy thiếc là tối đa.
- Không để phần mép nào thức ăn bị hở ra ngoài (có thể gây chín không đều).
- Việc bạn để mặt nào của giấy (mặt sáng hoặc mặt nhám) hướng ra ngoài là không quan trọng.
- Khoảng cách giữa giấy và thành lò phải ít nhất là 1 inch.
- Tuyệt đối không sử dụng các hộp chứa bằng giấy thiếc để đựng thức ăn nếu lò vi sóng có kệ kim loại hoặc bàn xoay; tuyệt đối không để lớp giấy thiếc (nếu có) tiếp xúc trực tiếp hay ở gần với kệ và bàn xoay.
- Nếu quan sát thấy các tia lửa trong lò, lập tức ngắt điện, lấy lớp giấy thiếc ra khỏi lò; chuyển thức ăn chứa trong hộp đựng bằng giấy thiếc sang một hộp đựng khác phù hợp với lò vi sóng (trên hộp có ghi: “microwavable” hoặc “microwave-safe”).
- Cách xác định loại dụng cụ nhà bếp phù hợp với lò vi sóng
Nếu không chắc liệu dụng cụ nhà bếp của mình có phù hợp với lò vi sóng hay không, bạn có thể kiểm tra theo hướng dẫn dưới đây.
Cho nước vào một ly có vạch đo. Đặt ly nước vào trong lò vi sóng cùng với dụng cụ muốn kiểm tra (ly và dụng cụ phải để riêng, không chạm nhau). Làm nóng cả hai trong lò trong 1 phút. Dụng cụ có chứa kim loại sẽ bị nóng hoặc ấm lên, đó là cách bạn xác định được rằng chúng không phù hợp với lò vi sóng.
- Có an toàn khi sử dụng lò vi sóng để quay gia cầm (gà,vịt) nguyên con không?
Câu trả lời là không. Bởi vì thức ăn được nấu chín rất nhanh trong lò vi sóng, dẫn đến phần nhân phía trong (nếu có) của gà, vịt không có đủ thời gian đạt đến nhiệt độ cần thiết để giết chết hết vi khuẩn có hại.