SKKN Một số giải pháp tư vấn tâm lý cho học sinh lớp 11E8 – Trường THPT Triệu Sơn 3 nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
Bạn đang xem tài liệu “SKKN Một số giải pháp tư vấn tâm lý cho học sinh lớp 11E8 – Trường THPT Triệu Sơn 3 nhằm nâng cao chất lượng giáo dục”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài. Bước sang thế kỷ thứ XXI, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục có những bước đột phá, tạo sự chuyển biến nhanh về mọi mặt trong đời sống của người Việt Nam. Tuy nhiên, những biến động của nền kinh tế thị trường mở cửa cũng gây ra không ít tác động tiêu cực đến đời sống tinh thần của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, mà lực lượng đông nhất chính là học sinh trung học phổ thông. Trong xã hội ngày nay, những tác động nhiều mặt trong đời sống xã hội, gia đình và nhà trường luôn tạo nên những sức ép tâm lý không nhỏ đối với các em học sinh, dẫn đến tình trạng chán học, rối nhiễu tâm lý- trầm cảm, hoặc có những hành vi lệch chuẩn trong các nhà trường ngày càng gia tăng. Đối với học sinh THPT, đây là thời kỳ phát triển “bùng nổ” về tâm lý, thể chất, và quan hệ xã hội,...nên các vấn đề tâm lý – xã hội nảy sinh khá phong phú và phức tạp. Trong những trường hợp như thế, học sinh rất cần đến sự chia sẻ, sự thông hiểu từ người thân, gia đình, bạn bè, Thế nhưng trong cuộc sống, người lớn chúng ta thường đòi hỏi các em phải có ý thức trách nhiệm, có thái độ hợp lý, có tính độc lập, nhưng mặt khác lại cũng đòi hỏi các em phải chịu sự sắp đặt của người lớn. Vì vậy, thay vì cho con những lời khuyên, các bậc cha mẹ lại thường rót vào tai con cái những câu đại loại như: Con phải, con người ta còn con thì, hồi đó bố (mẹ), không muốn bị áp đặt, không muốn bị so sánh, và không muốn nghe bố mẹ kể "chuyện đời xưa", con cái thường che giấu cha mẹ những điều mà các em đang trăn trở, những vướng mắc của bản thân, Lâu dần, vì lý do này hay lý do khác, các em đâm ra đề phòng cha mẹ, thầy cô, thủ thế với bạn bè. Trong khi đó, trên báo chí, trên các trang mạng xã hội, lại đầy những thông tin bất lợi đối với các em – những "người lớn - trẻ con" chưa đủ sức sàng lọc để lựa chọn, giữ lại những điều tốt và loại bỏ cái xấu. Các chuyên gia giáo dục và tâm lý sư phạm đã chỉ rõ: “Khủng hoảng tâm lý lứa tuổi và các vấn đề sức khỏe tâm thần trường học là một trong những nguyên nhân chính gây nên bạo lực học đường và khiến vấn nạn này gia tăng với con số chóng mặt trong thời gian gần đây ” như vụ đánh bạn học sinh lột đồ quay clip ở trường THCS phú yên tỉnh Hưng Yên vào tháng 3 năm 2019. Có thể nói, lứa tuổi từ 15 đến 18 là một trong những giai đoạn khó khăn trong cuộc đời của mỗi người. Sự trợ giúp kịp thời và đúng đắn từ phía người lớn là một nhu cầu bức thiết đối với trẻ, đặc biệt là khi các em đã rơi vào sự khủng hoảng tâm lý. Học sinh cần được giãi bày, cần được tâm sự, cần được những lời khuyên đúng đắn từ người lớn, mà gần gũi với các em nhất chính là cha mẹ, thầy cô. Và khi không thể có được điều đó từ gia đình, nhiều em đã xem thầy cô như một chỗ dựa tinh thần. Cho các em những lời khuyên, định hướng đúng đắn, cho các em con đường phải đi, giúp các em tìm lại niềm tin, niềm vui trong cuộc sống, Đó là những điều mà người thầy cần phải thực hiện được để đáp ứng nhu cầu được tư vấn tâm lý, một nhu cầu có thực và vô cùng bức thiết của học sinh trong nhà trường phổ thông. Chính vì lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp tư vấn tâm lý cho học sinh lớp 11E8- Trường THPT Triệu Sơn 3 nhằm nâng cao chất lượng giáo dục” làm sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 2018-2019 với mục đích được trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp các phương pháp mà tôi đã và đang áp dụng rất có hiệu quả tại ngôi trường tôi đang công tác và cũng hy vọng cách làm này sẽ được bổ sung, hoàn thiện và nhân rộng trong Trường THPT Triệu Sơn 3 nói riêng và các trường THPT trên địa bàn của tỉnh Thanh Hóa nói chung. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Tìm hiểu về những diễn biến tâm lý học sinh THPT qua từng giai đoạn để có những giải pháp tư vấn, tham vấn tâm lý phù hợp. Tìm hiểu và nghiên cứu về nội dung, hình thức, nguyên tắc, kỹ thuật tư vấn tâm lý học đường. Vận dụng được một số kỹ năng tư vấn cơ bản trong quá trình giải quyết các vấn đề nảy sinh khi giảng dạy và giáo dục học sinh lớp 11E8. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các giải pháp trong công tác tư vấn tâm lý cho học sinh, nhằm mục đích chia sẻ, giải tỏa tâm lý cho học sinh lớp 11E8 để nâng cao chất lượng giáo dục. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tìm đọc, nghiên cứu, phân tích các tài liệu liên quan. Rút kinh nghiệm trong thực tiễn giáo dục. Từ đó xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Sử dụng phiếu điều tra tính cách học sinh lớp chủ nhiệm từ đó nắm bắt rõ tâm lý học sinh để có những giải pháp phù hợp. - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Sử dụng phương pháp thống kê để xử lý số liệu, so sánh kết quả thu thập trước và sau khi tác động. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. Trên cơ sở nghiên cứu Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Căn cứ vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2018-2019 của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Thanh Hóa. Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ năm học 2018-2019 của trường THPT Triệu Sơn 3. Giáo viên chủ nhiệm trong công tác tư vấn tâm lý học đường cho học sinh là đề tài tương đối mới mẻ ở trường THPT và chưa có nhiều tài liệu đề cập đến. Sau đây là một số nghiên cứu được đăng trên các báo điện tử: https://baotintuc.vn/ ngày 22/4/2019: Tư vấn, tâm lý trong trường học cần thực hiện ngay. https://tuoitre.vn/tu-van-tam-ly-hoc-duong-bi-lang-quen.Ngày 20/12/2017 https://thethaovanhoa.vn/ban-can-biet/tam-ly-hoc-duong-dang-tro-thanh-nhu-cau-xa-hoi-cap-bach. Ngày 26/7/2018 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Lớp 11E8 trường THPT Triệu Sơn 3 có 38 học sinh, 18 nam và 20 nữ. Các em đều có đầu vào thấp nhất khối, năng lực học đuối dẫn đấn các em ngại học và ham chơi. Giáo dục học sinh không phải chỉ là dạy cho các em về kiến thức, mà còn phải giúp các em hình thành nhân cách; không chỉ là dạy chữ mà còn phải dạy người. Vì lẽ đó mà sự nghiệp giáo dục dược mệnh danh là "trồng người". Việc trồng người này đòi hỏi phải có sự chung tay góp sức của các lực lượng xã hội, mà quan trọng nhất là sự phối hợp ăn ý, chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Thế nhưng các bậc cha mẹ đôi khi cũng bế tắc trong việc giáo dục con ở tuổi thanh thiếu niên. Trong lớp 11E8 khi tôi phối hợp với một số phụ huynh có con đang gặp vấn đề, tôi thường nhận được câu trả lời: “Trăm sự nhờ Thầy, tôi đi làm cả ngày không có thời gian để ý đến cháu”, hoặc có một số phụ huynh khi nghe tôi trao đổi về tình hình của con là về nhà họ đánh và chửi con họ rất thậm tệ. Cá biệt gặp một số phụ huynh có thái độ bất hợp tác, khóa điện thoại thầy cô gọi, nếu có bắt máy thì ậm ờ cho qua chuyện Với một số học sinh, gia đình không phải là chốn bình yên, không phải là nơi mà em muốn quay về sau mỗi ngày đi học. Em Hoàng Thị Trang một học sinh rất bướng và nghịch trong lớp đã viết cho tôi lá thư đẫm nước mắt trong đó có đoạn viết: “Thầy ơi, em chán nản mọi thứ, em sợ về nhà bởi bố mẹ em lại chửi bới, em sợ cảnh phải đối diện với bố mẹ em trong mỗi bữa cơm vì bố mẹ em luôn sỉ nhục em bằng những từ ngữ thậm tệ, em không còn niềm tin vào bản thân mình, vào cuộc sống phía trước”. Hay như trong lớp tôi có em Đào Thị Ngọc Yến vì cha mẹ không có con trai, nên ngay từ nhỏ, đã cho con gái ăn mặc quần áo của con trai, đối xử như với con trai. Đến trường, em hung hăng, nghênh ngang thể hiện bản lĩnh "đàn anh" của mình. Khi tôi tìm hiểu kỹ và phối hợp với gia đình thì được bố mẹ em khẩn khoản: “Thầy cố gắng giúp gia đình giáo dục cháu, chúng tôi bất lực với cháu”. Tại trường THPT Triệu sơn 3 hiện nay chưa có một phòng tư vấn tâm lý học đường riêng. Do vậy, khi học sinh có vấn đề về tâm lý cần tư vấn thì các em luôn tìm sự trợ giúp từ các thầy cô giáo chủ nhiệm. Quá trình học tập ở trường THPT đòi hỏi các em phải có tính tích cực và tính tự lập cao hơn và đến cuối cấp học, các em có thái độ nghiêm túc và có ý thức hơn nhiều với việc học tập và chuẩn bị cho việc thi vào các trường đại học và chuyên nghiệp. Do tính phức tạp của hoạt động học tập cũng như những yêu cầu ngày càng cao của gia đình và xã hội, nhiều học sinh rơi vào trạng thái căng thẳng, áp lực trong học tập, ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập và cuộc sống. Do đó, kết quả học tập và rèn luyện của các em sẽ khó được cải thiện nếu nhà trường chỉ tập trung vào việc phát triển những phương tiện giảng dạy và cơ sở vật chất, tăng cường quản lý về mặt kỷ luật, mà chưa quan tâm đến nhu cầu tâm lý của học sinh, tâm tư nguyện vọng của các em. Đồng thời, nếu nhà trường chỉ quan tâm đến kết quả học tập, thi cử, bố mẹ chỉ biết quan tâm đến điểm số của con ở môn này hay môn khác thì chưa đủ và khó tránh khỏi những rối nhiễu tâm lý đang xuất hiện ngày càng nhiều ở học sinh lứa tuổi này. Thực tế, các em cần được giúp đỡ thêm về các mặt như phương pháp học tập, giải quyết khó khăn trong các mối quan hệ phức tạp trong quá trình học tập và rèn luyện ở nhà trường và ngoài xã hội. 2.3. Các giải pháp đã áp dụng để giải quyết vấn đề. Sau khi tìm hiểu kỹ tầm quan trọng của công tác tư vấn tâm lý cho học sinh tôi đã thực hiện một số giải pháp trong công tác tư vấn tâm lý học đường cho học sinh lớp 11E8 nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục. Nội dung trong công tác tư vấn tâm lý học đường cho các em học sinh 11E8, tôi tập trung ở hai nội dung cơ bản đó là: Tư vấn tâm lý cho những học sinh gặp khó khăn trong học tập và Tư vấn tâm lý cho những học sinh có vấn đề về cảm xúc và hành vi. 2.3.1 Giải pháp 1: Thiêt lập ‘nhật ký lớp chủ nhiệm” và xây dựng mạng lưới theo dõi cập nhật thông tin. Đây là giải pháp chung cho cả 2 nội dung tư vấn cơ bản, ngay khi tiếp nhận lớp tôi thiết lập một sổ tay ghi nhật ký lớp chủ nhiệm. Trong đó dành 38 trang, mỗi trang ghi họ tên đặc điểm tính cách hoàn cảnh gia đình, vắn tắt mối quan hệ bạn bè (những người bạn thân) của từng học sinh trong lớp. Tôi tạo những trang nhật ký này bằng những hình ảnh đẹp của các em, và nhờ các em về nhà ghi rõ thông tin trên trang và tôi đóng lại thành cuốn. Qua cuốn nhật ký lớp chủ nhiệm tôi có thể nắm được hoàn cảnh kinh tế gia đình, tình hình nhà ở, mối quan hệ gia đình, xã hội, những ước muốn, sở trường, những khó khăn (nếu có) Với những thông tin đầu tiên này, tôi có thể sàng lọc chọn ra những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, thu thập thêm thông tin về các em thông qua bạn bè, cha mẹ, giáo viên chủ nhiệm hay thầy, cô giáo cũ của các em. Tuy nhiên, trong cuộc sống, không có gì là không thể xảy ra. Vì vậy, đối với những học sinh được đánh giá thật bình thường về hoàn cảnh, về tâm lý, cũng không nên chủ quan cho rằng không cần phải quan tâm đến các em. Tôi phải thể hiện sự quan tâm của mình đến với từng học sinh, nhưng cũng phải đặt trọng tâm, trọng điểm ở một số học sinh cá biệt trong lớp như em Vi Đức Tiến; Lê Đình Dũng; Phạm Đình Lâm; Hà Thọ Đại; Hà Thọ Hùng; Nguyễn Quang Hải; Nguyễn Thị Nga; Hoàng Thị Trang; Đào Thị Ngọc Yến Bên cạnh đó, tôi đã tự hình thành cho mình một mạng lưới thu thập thông tin riêng từ các nguồn: Giáo viên bộ môn, cha mẹ, bạn bè của học sinh. Bản thân là một giáo viên chủ nhiệm, song không phải thời gian nào tôi cũng có mặt trên lớp và bám sát các em 24/24h. Tôi xây dựng cho mình một mạng lưới gồm 10 em thuộc các tổ, đây là những em năng nổ, được các bạn trong lớp tin tưởng và yêu quý. Nhóm này là bí mật, chỉ giáo viên chủ nhiệm biết. Nhóm các em học sinh này sẽ giúp tôi cập nhật những thông tin từ các bạn. Nguồn thông tin mà tôi thu thập phải giữ bí mật tuyệt đối và từ đó tôi có thể biết những tâm tư, mong muốn của các em học sinh trong lớp. Bởi việc chia sẻ tâm tư tình cảm của mình với các bạn dễ hơn việc tâm sự với thầy giáo. Từ đó, tôi sẽ có các giải pháp tư vấn tâm lý phù hợp và kịp thời. Với công nghệ 4.0 bùng nổ như hiện nay, mỗi em học sinh trong lớp 11E8 đều có một địa chỉ facebook. Do vậy, bên cạnh “nhật ký yêu thương” bằng giấy, tôi thành lập một nhóm kín trên Facebook của lớp, có đầy đủ các thành viên trong lớp. Qua nhóm kín này, tôi ngầm theo dõi các hoạt động cũng như diễn biến tâm lý của các em trên Facebook, từ đó có những hỗ trợ kịp thời khi các em gặp vấn đề khó khăn. Đồng thời nhóm kín này sẽ ghi lại những khoảnh khắc đẹp trong đời học sinh của các em. Hình 1: Nhóm kín của lớp 11E8 Hiệu quả sau khi thực hiện giải pháp 1: 100% các em khi nhận được trang nhật ký được thầy giáo chủ nhiệm chuẩn bị cho mỗi bạn đều rất hào hứng và điền đầy đủ thông tin và nội dung theo hướng dẫn. Các em cảm thấy gần gũi khi được tâm sự với thầy về những ước mơ hoài bão và mong muốn của mình trong tương lai. Không những thế, tôi có thể kịp thời nắm bắt những khó khăn bất thường trong học tập và trong cảm xúc, hành vi để lắng nghe, tư vấn và chia sẻ với các em. 2.3.2. Giải pháp 2: Tạo môi trường gần gũi với học sinh và phụ huynh qua việc thầy chủ nhiệm và tập thể lớp đi thăm gia đình các thành viên trong lớp. Lớp 11E8 là lớp có nhiều học sinh ở các xã miền núi, 100% phụ huynh đều làm nông nghiệp nên điều kiện kinh tế của gia đình các em còn gặp nhiều khó khăn. Đầu năm học tôi đã ra chỉ tiêu, mỗi tháng sẽ bố trí thời gian để tôi cùng các em trong lớp đến thăm gia đình của 5 đến 7 học sinh theo khu vực xã. Đồng hành cùng các em đến từng gia đình của các thành viên trong lớp giúp tình cảm thầy trò khăng khít hơn, phụ huynh học sinh thấy thầy giáo chủ nhiệm quan tâm đến con em mình, bản thân phụ huynh cũng phấn khởi và phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tốt hơn. Qua việc đến thăm từng gia đình học sinh, được tận mắt nhìn thấy chỗ ăn, chỗ ở, chỗ học tập của các em, giúp tôi hiểu hoàn cảnh của các em cặn kẽ hơn. Nhiều em học sinh có điều kiện hoàn cảnh gia đình rất khó khăn như em Nguyễn Thị Nga ở xóm 3 Hợp lý, Triệu Sơn, Thanh hóa; em Lã Văn Bắc ở xóm 6 Triệu Thành, Triệu sơn, Thanh Hóa; em Nguyễn Thị Thảo ở xóm 1 Thọ Sơn, Triệu Sơn, Thanh Hóa., nhưng các em vẫn cố gắng chăm ngoan và đi học đều. Khi đến thăm gia đình từng học sinh trong lớp, còn tăng cường mối quan hệ khăng khít giữa phụ huynh học sinh và giáo viên chủ nhiệm. Các em học sinh chưa chăm ngoan thấy thầy giáo quan tâm cũng tự giác và thay đổi thái độ học tập và làm việc tốt hơn. Hình 2: Thầy giáo chủ nhiệm và các bạn học sinh thăm gia đình một số học sinh trong lớp Kết quả sau khi thực hiện giải pháp 2: Sau khi tôi đến thăm các gia đình học sinh, tôi nhận thấy các em cởi mở hơn gần gũi hơn với thầy giáo. Các em coi tôi như một người bạn, một người thân của các em để có thể chia sẻ tâm sự những khó khăn. Đến thăm gia đình học sinh giúp tôi biết chính xác hoàn cảnh gia đình từng em, tôi sẽ có những phương pháp nắm bắt và tư vấn tâm lý phù hợp. Bên cạnh đó, tôi liên hệ với nhà trường, hội chữ thập đỏ để có những hỗ trợ về tài chính động viên các em có hoàn cảnh khó khăn để giúp các em giảm bớt khó khăn trong quá trình học tập. 2.3.3. Giải pháp 3: Tư vấn tâm lý học đường cho những học sinh gặp khó khăn trong học tập a. Giải pháp 3.1: Phân loại nhóm học sinh có năng lực học tập theo từng môn học để có những tác động tâm lý phù hợp. Học tập kiến thức là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong nhà trường THPT. Trong lớp 11E8 đặc thù là lớp cơ bản, các em có lực học trung bình và yếu ở các môn khoa học tự nhiên. Tôi dựa vào kết quả tổng kết năm học lớp 10 để phân loại từng nhóm học sinh bao gồm 4 nhóm: + Nhóm học sinh có lực học yếu các môn thuộc ban khoa học tự nhiên. + Nhóm học sinh có lực học yếu các môn thuộc ban khoa học xã hội. + Nhóm học sinh học yếu môn tiếng anh. + Nhóm học sinh học yếu tất cả các môn. Sau mỗi buổi học, tôi lần lượt quan sát trên sổ đầu bài và sổ điểm xem điểm kiểm tra của các em ở các môn học. Nhiều giáo viên sẽ quát hoặc la mắng khi các em bị điểm kém làm ảnh hưởng đến thi đua của lớp, nhưng tôi không làm như vậy. Một học sinh bị điểm kém môn học nào đó, tôi sẽ tìm hiểu nguyên nhân vì sao em bị điểm kém để đưa ra giải pháp phù hợp giúp các em học tập tốt hơn. Ví dụ 1: Thời gian đầu năm học, ba tuần liên tục em Lê Văn Phúc lớp 11E8 thường xuyên bị điểm 1 và 2 môn Toán, Lý. Qua việc phân nhóm, tôi biết em Phúc thuộc nhóm các em học sinh có lực học yếu các môn thuộc Ban khoa học tự nhiên. Tôi đã gặp riêng em, nhẹ nhàng trao đổi cởi mở, ban đầu em rụt rè, sợ hãi không dám nói suy nghĩ của mình. Sau đó khi được thầy khích lệ động viên, em phúc tâm sự: “ Em không hiểu các phép toán và các công thức sau mỗi lần thầy dạy, vì thầy dạy toán dạy khá nhanh. Em chưa kịp suy nghĩ thì các bạn đã hiểu rồi, về nhà em không làm được bài tập. Cứ vậy em cảm thấy chán và ngại học môn toán.” Ngay sau đó, tôi gặp riêng tất cả các em học yếu các môn thuộc Ban khoa học tự nhiên để cùng tìm nguyên nhân. Sau đó tôi nói chuyện với các thầy dạy môn Toán và các môn Ban khoa học tự nhiên nhờ các thầy cô quan tâm thêm đến các em trong mỗi tiết học chính khóa và bồi dưỡng. Tôi giao nhiệm vụ cho các em học tốt hơn môn toán trong lớp như em Quỳnh; em Đức kèm cặp thêm cho em Phúc và các bạn học yếu môn Toán. Trong các tiết sinh hoạt 10 phút đầu giờ, Tôi dành thời gian để hỏi han em Phúc và các em học yếu xem các em có hiểu bài hơn không? Có làm bài tập về nhà chưa? Các bạn Quỳnh và Đức có hỗ trợ em nhiệt tình không?...Và luôn động viên khích lệ đồng thời nhắc nhở em tập trung hơn cho việc học tập. Không những thế, tôi mời các phụ huynh có con học yếu môn Toán đến trường để trao đổi cùng phối hợp trong việc giúp con học tập ở nhà. Sau một thời gian, tôi thấy lực học của em Phúc và một số em có sự thay đổi trong môn Toán, các em dần hiểu vấn đề và không còn ngại học nữa. Từ đó kết quả học tập đã có nhiều chuyển biến tốt. Ví dụ 2: Trong lớp có 1 nhóm nam như em Lữ văn Huấn; Nguyễn Văn Hiếu; Trịnh Đình Nam, Hà Thọ Hùng ; Phạm Văn Tuấn ham chơi điện tử không chịu khó học tập, nhiều môn không ghi bài, các thầy cô giáo bộ môn phàn nàn bất lực. Tôi gặp riêng các em trên phòng nền nếp của nhà trường, đề nghị các em cùng tôi xem video. Tôi sưu tầm 1 số video về ảnh hưởng của game đến học tập; chứng loạn thần khi ham game để các em xem đi xem lại. Sau đó để các em tự rút kinh nghiệm và viết ra giấy cho tôi là các em muốn làm gì?. Bên cạnh đó tôi kiểm tra nhóm học sinh này thuộc nhóm học sinh yếu tất cả các môn, tôi đề nghị một số bạn học sinh học tốt môn xã hội như em Lan; em Phương và nhóm các bạn học tốt các môn khoa học tự nhiên như em Duyên; em Minh hỗ trợ các bạn, nhắc nhở các bạn ghi bài đầy đủ và chuẩn bị bài ở nhà. Không những thế tôi luôn bám sát các học sinh này để hỗ trợ động viên kịp thời. Kết quả sau khi thực hiện giải pháp 3.1: Các bạn học tốt hơn giúp các bạn học yếu hơn để cả lớp cùng tiến bộ. Lớp 11E8 đầu năm có rất nhiều học sinh thiếu tự tin trong học tập, nhưng sau một thời gian thực hiện giải pháp nêu trên thì 100% học sinh đều tự tin tham gia đợt khảo sát kiến thức thi THPT quốc gia do nhà trường tổ chức và kết quả rất đáng khích lệ. Như em Lê Văn Phúc đã đạt 5.2 điểm môn toán trong kỳ khảo sát, em Lữ Văn Huấn đạt 13.6 điểm/3 môn Toán, Văn, Anh b. Giải pháp 3.2: Tác động tâm lý học sinh thông qua những lời khen ngợi, khích lệ, động viên. Ở nhà các em học tập kém, bố mẹ vì quá kỳ vọng vào con mà la mắng. Nhiều em không dám nói cho bố mẹ biết kết quả học tập của mình. Hoặc nhiều em bị một con điểm kém là lo lắng sợ hãi. Nếu ở trường, thầy cô giáo cũng chê bai và phê bình các em nữa sẽ làm cho các em mất tự tin và chán nản trong việc học tập. Việc giáo viên chủ nhiệm cần làm là luôn cố gắng quan sát để tìm ra những ưu điểm của các em thông qua những công việc hằng ngày kịp thời khéo léo ngợi khen và khích lệ các em, tạo niềm vui, sự hứng khởi và động lực để các em học tập tốt hơn. Ví dụ 3: Trong nhóm nam ham chơi có em Phạm văn Tuấn, trong 1 tiết Sinh học do tôi giảng dạy, em xung phong trả lời bài. Tôi liền gọi em lên bảng, mặc dù câu trả lời chưa thực sự tốt, xong nếu giáo viên khác sẽ cho em ngồi xuống và nói câu trả lời chưa chính xác, nếu giáo viên làm như vậy, em Tuấn lần sau sẽ ngại suy nghĩ và không xung phong trả lời bà
Source: https://dichvusuachua24h.com
Category custom BY HOANGLM with new data process: Góc Tư Vấn