Những điều cần biết về ngành quản trị nhân lực
(Ngành “HOT” hiện nay!)
1. BẠN HIỂU GÌ VỀ NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC ?
– Hiểu một cách đơn giản: Quản trị nhân lực là quản lý, khai thác, sử dụng và phát triển năng lực của con người.
– Mỗi tổ chức, doanh nghiệp là tập hợp của nhiều con người lại với nhau.
– Hiệu quả hoạt động của mọi tổ chức, mọi doanh nghiệp là kết quả của quản lý, khai thác, sử dụng năng lực con người trong tổ chức, doanh nghiệp.
– Ngành Quản trị nhân lực ra đời đáp ứng nhu cầu về quản lý, khai thác, sử dụng năng lực con người cho mọi tổ chức và doanh nghiệp trong xã hội.
– Ngành quản trị nhân lực là một ngành mới, phát triển rất mạnh trong xã hội hiện đại.
2. NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC LÀM NHỮNG GÌ?
– Quản lý nhân sự trong tổ chức, doanh nghiệp: Tham mưu cho lãnh đạo về tuyển dụng, điều động, bổ nhiệm, sắp xếp vị trí việc làm trong tổ chức, doanh nghiệp.
– Khai thác năng lực của mọi người trong tổ chức: Phát hiện, phát huy những kỹ năng, nghiệp vụ, tài năng, tiềm năng, thế mạnh của mỗi cá nhân trong tổ chức.
– Sử dụng hiệu quả mỗi cá nhân trong tổ chức: Đặt ra các cơ chế, chính sách, quy định; tạo ra môi trường làm việc tốt để phát huy năng lực chuyên môn, sở trường làm việc, tâm lý nghề nghiệp của các thành viên trong tổ chức, doanh nghiệp nhằm nâng cao năng xuất lao động.
– Phát triển nguồn nhân lực cho tổ chức, doanh nghiệp: Xác định xu hướng và nhu cầu phát triển của ngành, lập kế hoạc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghề nghiệp, đạo đức, văn hóa cho cán bộ, nhân viên trong các tổ chức, doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực cho tổ chức, doanh nghiệp.
– Đáp ứng cung cấp nhân lực cho mọi tổ chức, mọi doanh nghiệp trong xã hội.
3. MUỐN TRỞ THÀNH NHÀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ CẦN HỌC NHỮNG KIẾN THỨC GÌ?
– Kiến thức về tổ chức, điều hành, quản lý, lãnh đạo con người
– Kiến thức về đường lối, chính sách, pháp luật
– Kiến thức khoa học về con người
– Kiến thức về xã hội và nhân văn
– Kiến thức về kinh tế lao động.
4. BẠN SẼ CÓ GÌ SAU KHI HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN SỰ?
– Hệ tư duy tầm nhìn chiến lược trong công việc, trong cuộc sống.
– Khối kiến thức to lớn về quản lý, tổ chức và lãnh đạo công việc, lãnh đạo con người
– Có khả năng xử lý các tình huống trong công việc, trong cuộc sống một cách rất hiệu quả.
– Có phương pháp, có nghệ thuật sử dụng và đánh giá con người, đánh giá hiệu quả công việc cao.
– Phát triển tốt các kỹ năng: Nói, thuyết trình, thuyết phục, đàm thoại, đối thoại, lắng nghe…và tính tự tin trong cuộc sống, công việc.
5. NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN SỰ HỌC RA LÀM Ở NHỮNG LĨNH VỰC NÀO?
– Lĩnh vực quản lý nhân sự tại các phòng nhân sự, ban tổ chức, phòng hành chính, của các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
– Lĩnh vực tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nhân sự tại các cơ quan tuyển dụng của các tổ chức, doanh nghiệp.
– Lĩnh vực chính sách – Lao động – Tiền lương – Bảo hiểm ở các tổ chức doanh nghiệp.
– Lĩnh vực tổ chức cán bộ thuộc các cơ quan của Đảng, nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội.
– Lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu tại các trường Đại học, các viện nghiên cứu.
6. TRIỂN VỌNG NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
– Là ngành “HOT”: Vì là “ chìa khóa” cho sự tồn tại và phát triển của mọi tổ chức doanh nghiệp.
– Nhu cầu sử dụng lao động cao: Cả nước hiện nay có trên 500.000 doanh nghiệp và gần 15.000 đơn vị hành chính, sự nghiệp các cấp. Đó là môi trường thu hút tuyển dụng ngành quản trị nhân lực rất lớn trước mắt và lâu dài.
– Đòi hỏi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0: Định hướng đào tạo năng lực con người về tư duy và quản trị ngày càng cao.
– Giá trị về quản trị nhân lực ngày càng được đặt lên vị trí cao: Trả lương trong lĩnh vực quản lý nhân sự trong các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 5 -10 lần trong 20 năm qua (Từ 15 – 50 triệu).
– Xu hướng làm nhà quản lý và lãnh đạo cao: có đến 70% các nhà quản lý và lãnh đạo đi lên từ nghề quản lý nhân sự.
KHOA QUẢN LÝ NHÂN LỰC VÀ XÃ HỘI
Source: https://dichvusuachua24h.com
Category : Thương Hiệu