Một đời quản trị

Nhìn CV của tác giả thôi đã thấy đây là một quyển sách giá trị và nên đọc. Những kinh nghiệm, trải nghiệm quí báu của GS Phan Văn Trường không phải ai cũng có được. Lại càng tự hào hơn đây là một người Việt đã làm được những việc to lớn như vậy. Thật sự ngưỡng mộ Giáo Sư. Tuy nhiên quyển sách này phù hợp cho các CEO, các lãnh đạo doanh nghiệp hay các start up company có ý định khởi nghiệp.
Xuyên suốt quyển sách là nghệ thuật quản trị của tác giả với cả một đời kinh nghiệm quản trị của bản thân, tác giả đã thuật lại gần như chi tiết các nỗi niềm của tác giả khi làm việc tại Châu Âu, châu Mỹ hay châu Á.
Tác giả đã phân biệt rõ việc quản lý và quản trị để độc giả không nhầm lẫn và từ đó áp dụng vào công ty một cách chính xác.
Một trong những điều tác giả tâm đắc đó là xây dựng văn hóa doanh nghiệp để nhân viên thoải mái làm việc, hỗ trợ lẫn nhau và tự hào khi được làm việc trong công ty. Doanh nghiệp nào cũng thế, cũng có những bệnh trong công ty như bệnh thiếu động lực, làm không xong việc, sự rối ren trong công ty, không truyền thông, thiếu thông tin, bè phái, sex trong doanh nghiệp, thiếu óc sáng tạo, óc cùn…những bệnh này cần phát hiện sớm và tác giả đều đưa ra phương án giải quyết cho tình huống vừa hợp tình vừa hợp lý.
Mỗi doanh nghiệp thì hàng năm đều có chào đón nhân viên mới và chia tay nhân viên cũ, để cho nhân viên có ý thức làm việc và động lực lớn lao, lãnh đạo doanh nghiệp cần tổ chức những buổi lễ chào đón trân trọng và vẽ ra được mục tiêu và giúp nhân viên đạt dc mong ước cá nhân cũng như của doanh nghiệp, tương tự cũng như lúc chia tay, vì đã có lúc vào thì ắt sẽ có lúc ra, lúc đó chính là lúc cần cảm ơn những gì nhân viên cũ đã đóng góp và trận trọng những đóng góp đó và cầu chúc cho có con đường sự nghiệp mong muốn.
Để có được thành công thì doanh nghiệp cần chờ nhất là nhân tài và cần đặt họ đúng chỗ, khuyến khích họ sáng tạo và thoải mái để đạt được tối ưu công việc nhất.
Nói đến công dân toàn cầu là sự hội nhập, sự đáp ứng với yêu cầu mới ở tầm thế giới, để làm được điều đó thì không có gì khác cần phải rèn luyện và học tập về chuyên môn, tiếng anh và kỹ năng nhiều hơn nữa để mong muốn điều gì sẽ đạt được điều đó.
Làm lãnh đạo cũng là một cái nghề mà hơn nữa là một nghề khó, không chỉ quản lý công viêc mà còn quản lý con người, làm sao để nhân viên dưới thoải mái làm việc, lãnh đạo cấp trung trung thực. Phần lớn rối ren và xung đột thường do lãnh đạo cấp trung gây ra nên chú ý vào cấp lãnh đạo này.
Khởi nghiệp là nhu cầu là xu thế và là ưu tiên số 1 mà GS Trư���ng mong muốn chính phủ, nhà nước ta ưu tiên. Không chỉ là những lời nói mà chính phủ cần tạo thuận lợi về hành lang pháp lý và Tiền vốn cho khới nghiệp vì các doanh nghiệp hiện nay khởi nghiệp khi còn rất trẻ nên vốn là vấn đề đau đầu nhất của các doanh nghiệp non trẻ này. Tuy chưa bao giờ khởi nghiệp nhưng GS Trường hiểu rất rõ các công ty khởi nghiệp, vấn đề về cổ phần, tỷ lệ góp vốn và tình cảm bạn bè cũng không còn vẹn nguyên sau 1 lần góp vốn làm ăn chung.
Khi các doanh nghiệp thành công rồi thì thường nghĩ tới quốc tế hóa không nên lựa chọn các thị trường gần như các nước ĐNA mà nên chọn đất nước đang trên đà phát triển, khung pháp lý rõ ràng và thanh khoản nhanh. Tiếp bước đó có thể là sát nhập với các công ty cùng ngành để công ty mới to hơn và làm được những điều lớn lao hơn đó là một xu thế tất yếu trong đó yếu tố sáng tạo là điều cương quyết có. Nhìn lại quá khứ khi Nokia bị Apple đánh bại do Nokia mãi dẫm chân tại chỗ, không chịu đổi mới, ỉ lại vào thí trường to lớn sẵn có.
Một yếu tố quan trọng khác trong doanh nghiệp hay cá nhân đó là sự sắp xếp thời gian, một cá nhân cần rõ về thứ tự ưu tiên công việc. Còn đối với doanh nghiệp thì cần sắp xếp quy trình làm định hướng làm rồi thì khi đó mọi việc sẽ suôn sẻ.
Một doanh nghiệp khi lớn mạnh rồi thì cũng đau đầu về việc kế thừa, nhiều trường hợp là con cháu họ kế thừa những gì cha mẹ họ đã bỏ công một đời gây dựng nhưng cũng có những trường hợp con cái họ không muốn kế nghiệp và lúc đó để con cái họ kế thừa trong trường hợp này quả thực là một thảm họa chi bằng bán đi để lại cho con cái một khoản vốn lớn, còn người mua doanh nghiệp sẽ phát triển tiếp được kế hoạch kinh doanh và mang lại những lợi ích về sản phẩm, thu nhập cho xã hội, đây là 1 lựa chọn mà cả 3 bên đều win.
Nói cho cùng thì khi quản trị một doanh nghiệp thực sự đau đầu và cần những người có tố chất và kinh nghiệm nhưng các doanh nghiệp cần lưu ý một điều là sự phát triển của doanh nghiệp cần phát triển bền vững, tức là phát triển cùng với sự bảo vệ môi trường và mang lại ích cho xã hội, làm một việc có ý nghĩa để cả đời này cảm thấy tự hào
Do tôi chưa phải là một CEO hãy lãnh đạo nên cũng chưa thấm hết những lời hay ý đẹp của GS Trường tuy nhiên tôi cũng hiểu một phần nào đó và lưu lại những ý hay này cho mai sau và tiếp tục rèn luyện trong thời gian tới
Cảm ơn GS Trường rất nhiều

Xem thêm: Tìm hiểu các thương hiệu thời trang nổi tiếng bậc nhất thế giới

Dịch vụ liên quan

Máy Giặt Electrolux Lỗi E-45 Hư Hỏng Không Lường Trước!

Máy Giặt Electrolux Lỗi E-45 Hư Hỏng Không Lường Trước!

Máy Giặt Electrolux Lỗi E-45 Hư Hỏng Không Lường Trước! Tại sao máy giặt Electrolux...
Khắc phục Lỗi H-28 tủ lạnh Sharp một cách nhanh chóng

Khắc phục Lỗi H-28 tủ lạnh Sharp một cách nhanh chóng

Khắc phục Lỗi H-28 tủ lạnh Sharp một cách nhanh chóng Tại sao tủ lạnh...
Giải quyết lỗi E-44 trên máy giặt Electrolux

Giải quyết lỗi E-44 trên máy giặt Electrolux

Giải quyết lỗi E-44 trên máy giặt Electrolux Nguyên nhân gây ra lỗi E-44 trên...
Khắc phục Lỗi H27 tủ lạnh Sharp đúng cách

Khắc phục Lỗi H27 tủ lạnh Sharp đúng cách

Khắc phục Lỗi H27 tủ lạnh Sharp đúng cách Lỗi H-27 tủ lạnh sharp là...
Xử lý nhanh lỗi E-42 máy giặt Electrolux tại nhà an toàn

Xử lý nhanh lỗi E-42 máy giặt Electrolux tại nhà an toàn

Xử lý nhanh lỗi E-42 máy giặt Electrolux tại nhà an toàn Tại sao máy...
Tủ lạnh Sharp lỗi H12 cách xác định nguyên nhân

Tủ lạnh Sharp lỗi H12 cách xác định nguyên nhân

Tủ lạnh Sharp lỗi H12 cách xác định nguyên nhân Bạn muốn tự sửa lỗi...
Alternate Text Gọi ngay