Bài thu hoạch Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên – Mô đun (16): Hồ sơ dạy học – Giáo Án Điện Tử
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thu hoạch Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên – Mô đun (16): Hồ sơ dạy học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN NĂM HỌC: 2014 – 2015 MÔ ĐUN (16) HỒ SƠ DẠY HỌC Cơ sở, căn cứ: Căn cứ các Thông tư số 30, 31, 32, 33/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011; Thông tư số 36/2011 ngày 17/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên; Căn cứ Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên; Căn cứ Công văn số 2389/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 13/5/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quảng Ngãi về việc hướng dẫn triển khai công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên năm học 2014-2015; Căn cứ Hướng dẫn số : 899/SGDĐT-GDTH ngày 23/6/2014 của sở Giáo dục Đào tạo Quảng Ngãi về việc hướng dẫn triển khai công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên năm học 2014-2015; Căn cứ vào công văn số 11/KH-PGDĐT ngày 08/10/2014 của Phòng Giáo dục Đào tạo Nghĩa Hành về việc triển khai xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho CBQL và GV THCS năm học 2014 -2015; Theo Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của cán nhân năm học 2014-2015, Tài liệu tham khảo: Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở ban hành kèm theo Thông tư số 31/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Các tài liệu tại website: www. và Các tài liệu khác. Nội dung: Tổng quan: Để thực hiện có hiệu quả PPDH ở trường phổ thông, việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ GV có năng lực dạy học theo những quan điểm đổi mới PPDH có vai trò then chốt. Từ nhiều năm nay, Bộ GD&ĐT đã chú ý việc bồi dưỡng GV về đổi mới PPDH. Module này trình bày trình bày phương pháp xây dựng, sử dụng và bảo quản hồ sơ dạy học cho GV. Trên cơ sở đó, GV có thể vận dụng vào thực tế tại trường. Mục tiêu: Nâng cao hiểu biết về chức năng của hồ sơ dạy học; xác định quy trinh xây dựng hồ sơ dạy học ở cấp học THCS; làm rõ phương pháp sử dụng, bảo quản và bổ sung hồ sơ dạy học; Rèn luyện kỹ năng xây dựng hồ sơ dạy học, kỹ năng ứng dụng CNTT trong việc bổ sung thông tin và lưu trữ hồ sơ dạy học; và Tích cực với việc xây dựng hồ sơ dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Nội dung: Phần 1: Xây dựng hồ sơ dạy học Hồ sơ dạy học của GV bao gồm: Hồ sơ tổ chuyên môn: Văn bản hướng dẫn; Khung PPCT; Chuẩn KTKN; Kế hoạch chuyên môn: Phân công dạy học, sinh hoạt tổ (chuyên đề), đăng ký thi đua. Thông tin chung GV Sổ bồi dưỡng chuyên môn cá nhân: ghi chép các tích lũy về chuyên môn nghiệp vụ như: tự BDTX, sử dụng TBDH; sử dụng kỹ thuật dạy học tích cực; tài liệu tham khảo,. Sổ dự giờ Sổ điểm cá nhân; Sổ mượn thiết bị dạy học; Sổ báo giảng Kế hoạch bài dạy (GIÁO ÁN). Phần 2: Quy trinh xây dựng hồ sơ dạy học Bước 1: Tổ chuyên môn thảo luận về các văn bản hướng dẫn, PPCT,..; Bước 2: Hoàn thiện các thông tin chung; Bước 3: Tìm hiểu và cập nhật sổ bồi dưỡng chuyên môn các nhân; Bước 4: Tìm hiểu và cập nhật sổ dự giờ, sổ mượn thiết bị dạy học, xây dựng sổ điểm cá nhân Bước 5: Xây dựng GIÁO ÁN và sổ báo giảng. Phần 3: Xây dựng hồ sơ dạy học một môn học Thông tin chung; Khung PPCT; Chuẩn KTKN; Sổ tây sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học; Sổ tay sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực; Giáo án . Đánh giá kết quả học tập của HS: kiểm tra đầu năm, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 45 phút và kiểm tra học kỳ (có ma trận, biểu đề và hướng dẫn chấm); Việc biên soạn một đề kiểm tra phải tuân thủ 06 bước sau: Bước 1: Xác định mục đích của đề kiểm tra; Bước 2: Xác định hình thức đề kiểm tra; Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra; Bước 4: Tổ hợp câu hỏi theo ma trận đề; Bước 5: Xây dựng hướng dẫn chấm và thang điểm; và Bước 6: Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra. Phần 4: Sử dụng và phát triển hồ sơ dạy học Năng lực cần thiết ở người GV trong việc xây dựng và phát triển hồ sơ dạy học: GV cần phải tìm kiếm thông tin mới, tài liệu tham khảo, các tình huống rèn luyện trong thực tiễn để rèn luyện cho HS; GV phải được bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức thực hành, ngoại khóa, sử dụng các thiết bị dạy học; và GV phải có kỹ năng, kỹ thuật dạy học phù hợp yêu cầu đổi mới PPDH. Phần 5: Công nghệ thông tin trong xây dựng và sử dụng hồ sơ dạy học Tác dụng của ứng dụng CNTT: Cung cấp nguồn thông tin đa dạng, phong phú; Giúp GV đổi mới PPDH và đánh giá kết quả học tập của HS; và Tạo ra nhiều hoạt động học tập hấp dẫn tạo và duy trì sự hứng thú học tập của HS. Những cấp độ ứng dụng CNTT trong xây dựng, bổ sung thông tin và lưu trữ hồ sơ dạy học ở trường THCS: Mức 1: Ứng dụng CNTT trợ giúp GV một số thao tác nghề nghiệp; Mức 2: Ứng dụng CNTT hỗ trợ một khâu trong quá trình dạy học; Mức 3: Ứng dụng CNTT hỗ trợ việc tổ chức hoạt động dạy học một số chủ đề theo chương trình dạy học; Mức 4: Tích hợp CNTT vào toàn bộ quá trình dạy học; và Mức 5: Ứng dụng CNTT vào dạy học qua mô hình e-learning. Giáo án điện tử và Quy trình xây dựng giáo án điện tử: Giáo án điện tử: Là bản thiết kế cụ thể toàn bộ kế hoạch dạy học của GV và HS trong giờ lên lớp. Toàn bộ hoạt động đã được multimedia hóa. Quy trình xây dựng giáo án điện tử: + Tìm hiểu nội dung dạy, xác định mục tiêu bài học; + Viết kịch bản sư phạm cho việc thiết kế giáo án trên máy; + Multimedia hóa kiến thức; + Xây dựng các thư viện dữ liệu; + Thể hiện kịch bản trên máy vi tính; + Thử nghiệm, sửa chữa và hoàn thiện; + Viết bản hướng dẫn. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT: Trên đây là toàn bộ nội dung cá nhân tôi học tập được trong khuôn khổ nội dung module này. Module có nhiều nội dung hay, thiết thực với thực tiễn xây dựng, sử dụng, quản lý và bổ sung hồ sơ tại trường, Module còn hướng dẫn rất chi tiết về quy trình soạn giáo án điện tử nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò, kính đề nghị nhà trường xem xét, tổng hợp và đề nghị cấp trên phê duyệt và có kế hoạch triển khai thực hiện./.
Source: https://dichvusuachua24h.com
Category : Đào Tạo