Bộ đóng ngắt điện
thực chất chính là rờ le, nó có một hoặc một số lỗ cắm để chúng ta ghim điện các thiết bị gia dụng vào. VSYS dự tính sẽ làm ra những bộ có 1, 4, 6 lỗ cắm hoặc nhiều hơn nếu có nhu cầu. Như đã nói ở trên, trung tâm điều khiển sẽ lấy dữ liệu từ các cảm biến, xử lí chúng, và ra lệnh tắt bật rờ le (tức đóng hoặc ngắt điện) của những lỗ cắm này. Quá trình giao tiếp giữa trung tâm với bộ rờ le sẽ được thực hiện thông qua sóng RF. Chúng ta cũng có thể đóng ngắt điện thủ công nhờ các nút tròn màu đỏ.
Cũng cần phải nói thêm rằng các thiết bị điện gia dụng gắn vào những lỗ này chỉ là đồ tiêu chuẩn, không có công nghệ thông minh gì trong đó. Chúng là những bóng đèn, còi, bộ nguồn… bình thường mà chúng ta vẫn đang dùng trong nhà.
Còn muốn dùng thiết bị di động để điều khiển cục trung tâm thông qua mạng nội bộ thì chúng ta cần đến một
bộ điều khiển qua LAN
nối vào router mạng trong nhà. Thiết bị LAN cũng sẽ giao tiếp với cục trung tâm nhờ kết nối RF. Vậy tại sao hệ thống này lại cần đến Internet và vì sao cần đến mạng LAN? Mình sẽ giải thích sau.
Quay sang phần mềm, nó là một app có giao diện thuần Việt và trực quan, khá dễ sử dụng. Với app này chúng ta có thể thiết lập mã PIN bảo mật cho cục trung tâm (để ngăn việc điều khiển hay thiết lập trái phép), thêm các số điện thoại được phép nhắn tin ra lệnh cho control center, yêu cầu cục trung tâm học sóng RF của các cảm biến, khai báo các cảm biến đầu vào, thiết bị đầu ra, và phần quan trọng nhất: viết kịch bản.
Tạo kịch bản theo ý muốn
Những phần quản lý thì mình tạm bỏ qua, mình sẽ nói về việc viết kịch bản bằng app dành cho thiết bị di động. Trước khi viết, bạn cần cho control center học sóng RF của các cảm biến, bởi mỗi loại cảm biến sẽ có một kiểu dữ liệu khác nhau. Sau đó, bạn sẽ nhập tên của các loại cảm biến, ví dụ “cảm biến cửa chính”, “cảm biến phòng ngủ”, “cảm biến chống trộm”. Kế tiếp, mỗi lỗ cắm trên bộ rờ le cũng sẽ có một con số, bạn cần nhập số nào đang gắm thiết bị gì, ví dụ số 1 là “đèn ngủ”, số 2 là “đèn phòng khách”, số 3 là “máy bơm nước”, số 4 là “loa”.
Vậy là chúng ta đã có input, output đầy đủ rồi, bắt tay vào làm việc thôi. Giả sử ý muốn của mình là như thế này:
Khi cảm biến cửa phát hiện cửa bị mở, bật đèn ngủ, bật loa, chờ 5 giây, sau đó sẽ tắt đèn, tắt loa và gửi tin nhắn báo “có trộm”
Bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu viết kịch bản. Sử dụng giao diện cực kì thân thiện và có tiếng Việt của hệ thống VSYS, mình thiết lập các bước cho kịch bản như sau:
- Nhận tín hiệu từ “cảm biến cửa”
- Bật “đèn ngủ”
- Bật loa
- Chờ 5 giây
- Tắt “đèn ngủ” đi
- Tắt “loa đi”
- Gửi SMS đến số điện thoại 0901234567 với nội dung “có trộm”
Tất cả những gì chúng ta cần làm để viết ra 7 bước trên chỉ là những thao tác chạm và nhập liệu tuần tự, y hệt như khi khi bạn dùng bất kì app di động nào. Chúng ta không cần phải quan tâm đến những dòng mã lệnh phức tạp nào cả. Đây cũng chính là thứ nổi bật nhất trong toàn bộ giải pháp của VSYS bởi nó cho phép con người tương tác với các hệ thống một cách thuận tiện và có thể chỉnh sửa kịch bản bất kì khi nào chúng ta muốn. Ngoài hành động chờ, tắt, bật, hệ thống của VSYS còn hỗ trợ hành động gửi tin nhắn (đã hoạt động) và nhá máy (chưa chạy được). Chúng ta cũng có thể đặt lịch với ngày giờ cụ thể để chạy các kịch bản.
Ngoài ra, sử dụng cách thức tương tự, bạn có thể viết nên kịch bản không cần input. Ví dụ như bật số 1, chờ 1 phút, bật số 2, tắt số 1, tắt số 2. Chúng ta chỉ đơn giản là bỏ qua việc lấy input. Khi đó, việc kích hoạt kịch bản sẽ do chúng ta thực hiện thông qua tin nhắn SMS hoặc bộ LAN nói trên (thông qua hai nút bên trong app).
Sau khi đã thiết lập kịch bản hoàn chỉnh, chúng ta sẽ nhấn nút Lưu. Lúc này, kịch bản sẽ được tải lên server của VSYS rồi đẩy ngược về lại bộ điều khiển trung tâm. Lợi ích của việc này đó là kịch bản của bạn đã được lưu lên mây, trong trường hợp bộ điều khiển bị hỏng thì bạn chỉ cần mua bộ mới về rồi tải lại kịch bản là xong. Còn nếu bạn cho lưu thẳng từ app vào thì lúc thiết bị hỏng, chúng ta sẽ mất sạch, rất tốn thời gian va công sức để người viết kịch bản lại. Đây cũng là lúc mà bộ điều khiển trung tâm cần kết nối Internet. Một khi đã nắm kịch bản, bộ điều khiển có thể giao tiếp để bật tắt rờ le qua sóng RF với phạm vi 50m, chúng ta có thể tạm chia tay Internet.
VSYS cũng có tích hợp tính năng kích hoạt bằng giọng nói thay vì thao tác chạm bình thường, và bộ nguồn nhận biết giọng nói là của Google Voice nên cũng khá chính xác. Quy tình xử lí bằng giọng nói như sau:
Xem thêm: Sửa Lò Vi Sóng Panasonic Quận Tây Hồ
- Thiết bị di động ghi nhận giọng nói của bạn, chuyển cho server Google xử lí
- Thiết bị di động nhận dữ liệu đã chuyển từ giọng nói thành văn bản từ Google
- Thiết bị di động so sánh dòng văn bản này với tên của các kịch bản trong máy
- Khi đã kiếm ra kịch bản tương ứng, thiết bị di động ra lệnh cho bộ điều khiển LAN
- Bộ điều khiển LAN gửi thông báo để bộ điều khiển trung tâm chạy kịch bản đó
Thực chất thì giải pháp của VSYS chưa được thương mại hóa, nó chỉ dừng ở mức ý tưởng và thử nghiệm mà thôi. App của họ thì mới có phiên bản cho Android, dự tính là khi đã hoàn chỉnh hết các tính năng thì mới đưa lên iOS và các nền tảng hệ điều khác. Chính vì thế nên tính năng học sóng RF của cảm biến vẫn đang còn xây dựng, trong bài này mình sử dụng các thông số đã được các anh bên VSYS cho “học” sẵn.
Đại diện của VSYS cho biết công ty vẫn còn đang nghiên cứu thêm nhiều tính năng mới để tích hợp vào hệ thống của mình. Họ chưa chọn tên gọi và cũng chưa ấn định giá bán cho sản phẩm, tuy nhiên theo ước tính thì một cục điều khiển trung tâm có giá tầm 10 triệu (sẽ giảm nhiều nếu đi vào sản xuất hàng loạt), cục rờ le là vài trăm nghìn cho đến 1-2 triệu tùy số lượng ổ cắm trên đó. Những cảm biến, thiết bị gia dụng để làm input, output thì toàn dùng đồ tiêu chuẩn nên bạn có thể mua bên ngoài với giá rẻ, ví dụ như cảm biến chống trộm có thể ra tiệm điện gia dụng mua với giá 90 nghìn đồng, bóng đèn thì dễ quá rồi.
Bên cạnh việc sử dụng ở hộ gia đình, chúng ta cũng có thể áp dụng giải pháp của VSYS vào các nhà máy, ứng dụng trong kinh doanh. Bên VSYS nói với mình là họ có thử nghiệm ở một trang trại thanh long, thì tự tay bác nông dân có thể thiết lập khi nào thì đèn bật lên, khi độ ẩm môi trường là bao nhiêu (ghi nhận thông qua cảm biến độ ẩm) thì sẽ bật máy bơm nước tưới, tưới bao lâu thì tắt, và mấy giờ thì tắt đèn.
Kết luận
Nhìn chung, đây là một giải pháp rất phù hợp cho những ai muốn tự tay mình thiết lập hệ thống tự động hóa trong nhà, cơ quan. Ngoài ba thiết bị của VSYS, chúng ta có thể mua thêm những thiết bị điện khác một cách dễ dàng với giá rẻ và tùy biến hệ thống một cách chính xác theo ý thích. Điểm nhấn của giải pháp này nằm ở phần mềm trên thiết bị di động cho phép chúng ta biến hóa, viết các kịch bản một cách nhanh chóng, không phải quá quan tâm đến các cú pháp và câu lệnh lập trình. Hi vọng chúng ta sẽ sớm thấy giải pháp này được bán rộng rãi trong thời gian tới.
thực ra chính là rờ le, nó có một hoặc 1 số ít lỗ cắm để tất cả chúng ta ghim điện những thiết bị gia dụng vào. VSYS dự trù sẽ làm ra những bộ có 1, 4, 6 lỗ cắm hoặc nhiều hơn nếu có nhu yếu. Như đã nói ở trên, TT điều khiển sẽ lấy tài liệu từ những cảm ứng, xử lí chúng, và ra lệnh tắt bật rờ le ( tức đóng hoặc ngắt điện ) của những lỗ cắm này. Quá trình tiếp xúc giữa TT với bộ rờ le sẽ được triển khai trải qua. Chúng ta cũng hoàn toàn có thể đóng ngắt điện bằng tay thủ công nhờ những nút tròn màu đỏ. Cũng cần phải nói thêm rằng những thiết bị điện gia dụng gắn vào những lỗ này chỉ là đồ tiêu chuẩn, không có công nghệ thông minh gì trong đó. Chúng là những bóng đèn, còi, bộ nguồn … thông thường mà tất cả chúng ta vẫn đang dùng trong nhà .
Source: https://dichvusuachua24h.com
Category : Sửa Đồ Gia Dụng