Dịch Vụ Sửa Chữa 24h Tại Hà Nội

Sửa Lò Vi Sóng Quận Cầu Giấy

Sửa lò vi sóng quận Cầu Giấy sửa nhanh chóng trục trặc lò vi sóng!

Công ty chúng tôi chuyên sửa lò vi sóng ở quận Cầu Giấy với giá cả phải chăng, dịch vụ chuyên nghiệp, luôn đặt trải nghiệm của khách hàng lên hàng đầu.

Chú ý đến hướng dẫn an toàn của các thiết bị gia là một cách để ta tiết kiệm chi phí chi tiêu. Một lò vi sóng “khỏe mạnh” sẽ không cần đến sửa chữa thường xuyên và lại còn giúp tiết kiệm điện. Đọc ngay phần ở dưới để biết những điều nên tránh khi sử dụng để bảo vệ tốt nhất cho chiếc lò nhà mình nhé!

8 ĐIỀU NÊN TRÁNH KHI SỬ DỤNG LÒ VI SÓNG 

Sửa Lò Vi Sóng Quận Cầu Giấy

  1. Chiên, rán thức ăn trong lò

Tuyệt đối không rán hay chiên đồ ăn trong lò vi sóng bởi nhiệt độ trong lò có thể lên đến mức rất cao mà không thể kiểm soát. Đặc biệt khi dầu mỡ bắn ra sẽ gây ra tình trạng cháy nổ trong lò vô cùng nguy hiểm cho người sử dụng. Nếu không may lò bắt lửa, xuất hiện tia lửa thì bạn nên ngay lập tức rút phích cắm, không mở cửa xem, nếu không thể kiểm soát được tình hình, lập tức liên lạc đến các trung tâm bảo hành sửa chữa để kịp thời giải quyết. 

  1. Sử dụng vật liệu kim loại 

Không nên sử dụng các loại chén, bát bằng kim loại để đựng đồ ăn trong lò vi sóng. Vì sóng vi ba của lò không xuyên qua được kim loại nên chúng sẽ bị phản xạ vào thành lò, dễ gây nguy cơ cháy nổ. Nên sử dụng các loại bát đá, tô đá hoặc các loại đồ đựng chuyên dụng cho lò vi sóng. 

  1. Sử dụng đồ nhựa thông thường 

Các hộp nhựa có thể sử dụng trong lò vi sóng thường có dòng chữ “microwave-safe” hoặc “microwavable”. Hãy tránh sử dụng các loại đồ nhựa thông thường khác. Ai đã biết về điều này cần phải thông tin đến người thân mình vì nhiều người vẫn dễ mắc phải lỗi này. 

  1. Đưa thịt, cá đã rã đông bằng lò vi sóng vào lại tủ lạnh

Nên ước lượng trước lượng thức ăn cần dùng để rã đông đúng ở mức mình cần. Không nên để đổ ăn đã rã đông vào lại tủ lạnh. Thực chất, sau khi bị làm nóng, nhiều chất dinh dưỡng trong thức ăn đã bị phân nhỏ ra (có thể bị hòa vào phần nước) và thức ăn cũng dễ bị vi khuẩn xâm nhập.

  1. Đun sôi nước trong lò

Lò vi sóng sẽ thực hiện việc đun sôi trong thời gian rất ngắn. Tuy nhiên vẫn nên tránh vì ta sẽ khó kiểm soát khi nào là thời điểm phù hợp để ngắt lò. Chưa kể nguy cơ li cốc ở nhà dữ hư hỏng (do nhiệt độ lò quá cao), nước trào ra ngoài thành cốc nóng gây bỏng tay. Nếu cần phải đun nước thì hãy đun bằng nồi hoặc mua ấm đun nước. Còn nếu cần quay lại sữa cho ấm chẳng hạn thì nên dùng nắp đậy miệng cốc sữa lại, sau khi quay xong thì bỏ vào ly một thìa kim loại để thìa phần nào hấp thụ nhiệt lượng. 

  1. Đặt lò vi sóng trên nóc tủ lạnh hoặc nóc lò nướng

Khi hai thiết bị điện nằm lên nhau thì nguy cơ xảy ra cháy nổ là rất cao. Nếu một thiết bị gặp trục trặc gây cháy nổ chẳng hạn thì hoàn toàn có thể lây sang thiết bị còn lại, gây hậu quả nặng nề hơn. Nên đặt lò vi sóng ở những vị trí thoáng mát, rộng rãi để thoát nhiệt và để khi xảy ra bất trắc ta có thể dễ dàng xử lí hơn. Đặt lò cách tường 10 – 15 cm, ở độ cao cách mặt đất khoảng trên 80cm là phù hợp.

  1. Đậy kín thức ăn khi nấu hay hâm nóng

Thức ăn được quay hay nấu trong lò nên được mở nắp hộp ra để tránh nguy cơ cháy nổ do áp suất trong hộp quá cao. 

  1. Dùng túi nilon bọc trực tiếp lên thức ăn

Khi túi nilon tiếp xúc với nhiệt độ cao có thể bị chảy, tạo ra nhiều các chất độc hại cho sức khỏe con người. Có thể sử dụng màng bọc thực phẩm nếu trên bao bì có chú thích “microwave-safe” bao lên để tránh thức ăn bị khô. Tuy nhiên, hãy tránh để màng bọc chạm vào thức ăn. Điều này nghĩa là bạn nên sử dụng những sản phẩm đựng có độ sâu như tô, chén, hộp chứ không nên sử dụng đĩa. Bạn cũng có thể sử dụng giấy thiếc để che phần trên của thức ăn tuy nhiên không nên bao bọc hoàn toàn vì sóng vi ba không thể xuyên qua kim loại, khiến thức ăn không thể chín.