Dịch Vụ Sửa Chữa 24h Tại Hà Nội

Giáo Trình Quản Trị Xuất Nhập Khẩu (GS. TS. Đoàn Thị Hồng Vân) – Tái Bản 2021

 

MÔ TẢ SẢN PHẨM :
Năm 2020 – một năm đen tối trong lịch sử nhân loại. Đại dịch Covid – 19 ập đến đẩy nền kinh tế thế giới vào cuộc khủng hoảng tồi tệ chưa từng thấy, hầu hết các lĩnh vực kinh tế đều bị tê liệt và không ai dự báo được chính xác thời điểm có thể thoát ra khỏi tình trạng này. Chỉ biết rằng, hậu Covid – 19 tất cả sẽ thay đổi, bản đồ kinh tế thế giới sẽ được vẽ lại, lối sống mới, những ngành mới, loại hình kinh doanh mới sẽ ra đời, hoạt động xuất nhập khẩu cũng không là ngoại lệ. Đại dịch Covid – 19 đặt loài người trước những thách thức vô cùng cam go, khốc liệt, nhưng trong nguy luôn có cơ”. Cuộc khủng hoảng lần này sẽ gây áp lực ép các nền kinh tế, doanh nghiệp phải số hóa nhiều hơn, tự động hóa nhiều hơn và ứng dụng công nghệ vạn vật kết nối (IoT) nhiều hơn. Để tồn tại, phát triển và chiến thắng, các chính phủ sẽ phải tính toán lại, định hình lại chính sách của mình, tất cả các doanh nghiệp cũng sẽ phải hoạch định chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện mới.
Muốn hoạt động xuất nhập khẩu hiệu quả, đặc biệt trong bối cảnh hậu Cavid – 19, các doanh nghiệp cần có những Nhà Quản trị xuất nhập khẩu giỏi. Chính vì vậy, một trong những môn học chính của các chuyên ngành Kinh doanh Quốc tế, Ngoại thương, Thương mại là “Quản trị Xuất nhập khẩu” – môn học cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản cần thiết về quản trị kinh doanh xuất nhập khẩu, giúp họ có thể trở thành những nhà quản trị xuất nhập khẩu gior sau rayhon with longman bu – Để phục vụ cho việc giảng dạy môn học theo phương pháp mới, tiên tiến, kết hợp giữa học trực tiếp và trực tuyến, chúng tôi đã biên soạn Giáo trình “Quản trị xuất nhập khẩu”, sát với nội dung của môn học, nhằm cung cấp cho người học một cách hệ thống, khoa học, đầy đủ và chi tiết các kiến thức về quản trị kinh doanh xuất nhập khẩu.
Cuốn sách được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1992 dưới tên gọi “Tổ chức kỹ thuật ngoại thương – Những vấn đề cơ bản”. Cùng với sự lớn mạnh của chuyên ngành Ngoại thương trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh, trước yêu cầu của thực tế và tên môn học có những thay đổi, cuốn sách đã được sửa đổi, bổ sung, tái bản nhiều lần với những tên gọi khác nhau, như: “Những điều cần biết trong nghiệp vụ ngoại thương” – cuối 1992, “Tổ chức kỹ thuật ngoại thương” – 1993, “Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu” – 1994, “Kỹ thuật ngoại thương” – 1996 (được tái bản 4 lần), để phục vụ bạn đọc ngày một tốt hơn. Tháng 7 năm 1999, cuốn sách đã được Hội đồng Khoa học của Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh thông qua và công nhận là giáo trình chuẩn để phục vụ cho giảng dạy môn “Kỹ thuật Ngoại thươngtrong toàn trường. “Giáo trình Kỹ thuật ngoại thương” ra mắt bạn đọc lần đầu tiên vào năm 2000