Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải (UTC) có tiền thân là Trường Cao đẳng Công chính Việt Nam được khai giảng lại dưới chính quyền cách mạng ngày 15 tháng 11 năm 1945 theo Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Nghị định thư của Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục Vũ Đình Hòe và Bộ trưởng Bộ Giao thông công chính Đào Trọng Kim.
Tháng 8/1960, Ban Xây dựng Trường Đại học Giao thông vận tải đường bộ được xây dựng và tuyển sinh khóa 1 trình độ Đại học. Ngày 24/03/1962, trường chính thức mang tên Trường Đại học Giao thông vận tải đường bộ theo Quyết định số 42 / CP ngày 24/03/1962 của Hội đồng nhà nước .
Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải (UTC) có sứ mạng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ chất lượng cao theo xu thế hội nhập, có trách nhiệm xã hội nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành giao thông vận tải và đất nước.
Mục tiêu của Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải (UTC) hướng tới mô hình đại học đa ngành về kỹ thuật, công nghệ và kinh tế; trở thành đại học trọng điểm, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững ngành giao thông vận tải và đất nước; là trung tâm nghiên cứu khoa học có uy tín về Giao thông vận tải và một số lĩnh vực khác; có đẳng cấp trong khu vực và hội nhập Quốc tế; là địa chỉ tin cậy của người học, nhà đầu tư và toàn xã hội.
Sứ mạng
Trường Đại học Giao thông vận tải có sứ mạng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ chất lượng cao theo xu thế hội nhập, có trách nhiệm xã hội nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành giao thông vận tải và đất nước.
Tầm nhìn
Trở thành trường đại học đa ngành theo định hướng nghiên cứu, khẳng định vị thế hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực giao thông vận tải, có uy tín và chất lượng ngang tầm châu Á.
Giá trị cốt lõi
Tiên phong: Luôn đi trước, đón đầu các xu thế phát triển trong đào tạo và nghiên cứu khoa học, chủ động nắm bắt và giải quyết những thách thức của xã hội.
Xem thêm: Cách sale phone hiệu quả trong bán hàng
Chất lượng: Tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, các sản phẩm khoa học công nghệ có uy tín.
Trách nhiệm: Đối với cán bộ, giảng viên, người học, cộng đồng, xã hội và quốc tế.
Thích ứng: Đổi mới theo điều kiện, thời gian, hoàn cảnh để ngày một phát triển.
Source: https://dichvusuachua24h.com
Category : Đào Tạo