Thực tập sinh
Xem thêm: Sửa Lò Vi Sóng Panasonic Quận Tây Hồ
I/CHỨC NĂNG
Chịu trách nhiệm thiết lập, ban hành, hướng dẫn và duy trì tính phù hợp bộ tài liệu kỹ thuật công nghệ sản xuất cho tất cả các sản phẩm inox của công ty tại từng công đoạn. Thiết lập và ban hành các định mức vật tư, thời gian (lead time, cycle time) cho từng sản phẩm inox theo từng đơn hàng (nếu cần). Cung cấp các tiêu chuẩn kỹ thuật làm cơ sở cho việc xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng, các kế hoạch kiểm soát tại từng công đoạn trong nhà máy cũng như làm cơ sở đặt mua vật tư sản xuất cho sản phẩm inox. Nghiên cứu và liên tục cải tiến quy trình sản xuất, đảm bảo mục tiêu liên tục nâng cao hiệu suất dây chuyền inox được thực hiện. Chịu trách nhiệm đảm bảo duy trì sự bảo mật công nghệ sản xuất và thông tin sản phẩm liên quan.
II/NHIỆM VỤ
1. Thực hiện quy trình APQP cho các sản phẩm mới
– Chủ trì việc tổ chức thực hiện các đợt sản xuất thử sản phẩm inox nhằm đánh giá tính năng sản phẩm, sự phù hợp về công nghệ sản xuất, sắp xếp bố trí dây chuyền thiết bị… từ dập tạo hình các sản phẩm inox 201, 430, 304, inox 2 lớp, 3 lớp tới hàn đáy 3 lớp, 5 lớp và đánh bóng hoàn thiện
– Kết hợp với phòng QLTB, NCC tiếp nhận và nắm bắt chuyển giao công nghệ mới. Xây dựng các quy định và thông số vận hành.
– Thiết lập, ban hành, duy trì cập nhật bộ tài liệu kỹ thuật công nghệ quy trình sản xuất cho từng sản phẩm inox bao gồm sơ đồ lưu trình, kế hoạch kiểm soát, định mức vật tư, sắp xếp dây chuyền, bố trí nhân công, cân bằng thời gian giữa các công đoạn, tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng cho sản phẩm tại từng công đoạn.
2. Đánh giá, kiểm tra sự tuân thủ quy trình quy phạm kỹ thuật tại các bộ phận
– Thiết lập và thực hiện các kế hoạch đánh giá kiểm tra sự tuân thủ và phù hợp của các quy trình công nghệ đã ban hành.
– Lập báo cáo và các đề xuất cải tiến, điều chỉnh.
– Tổ chức đào tạo hướng dẫn cho các bộ phận liên quan đảm bảo các tài liệu kỹ thuật công nghệ sản xuất cho từng sản phẩm được hiểu và tuân thủ đầy đủ.
3. Theo dõi, cải tiến, cập nhật bộ quy trình công nghệ
– Tiếp nhận các chỉ đạo từ cấp trên, yêu cầu từ các bộ phận thực hiện các nghiên cứu cải tiến, cập nhật bộ tài liệu quy trình công nghệ nhằm đảm bảo tính hiệu quả hoạt động của nhà máy.
– Tham khảo, tìm hiểu các công nghệ sản xuất mới được bộ phận RD giới thiệu, nghiên cứu áp dụng vào thực tế và cập nhật thay đổi các quy trình, tài liệu liên quan. Lập báo cáo đánh giá tính hiệu quả sau mỗi thay đổi.
4. Quản lý các thay đổi quy trình kỹ thuật, quy định công nghệ
– Tiếp nhận, và tổ chức thực hiện các thay đổi kỹ thuật cần thiết theo quy trình hiện hành, đảm bảo sự phù hợp và đồng bộ trong toàn chuỗi.
– Thẩm tra các thay đổi, đánh giá tính phù hợp và ban hành các cập nhật tương ứng tới các bộ phận liên quan.
– Duy trì hồ sơ các thay đổi kỹ thuật phù hợp với các quy định hiện hành.
5. Hướng dẫn và thẩm tra kết quả đánh giá, phê duyệt NCC
– Kết hợp cùng phòng mua hàng, phòng quản lý chất lượng thực hiện các đánh giá năng lực các NCC mới, hỗ trợ nâng cao năng lực làm việc của họ theo kế hoạch đã duyệt.
– Dưới sự chủ trì của phòng mua hàng và sự phê duyệt của Giám đốc thực hiện việc chuyển giao tài liệu kỹ thuật yêu cầu tới NCC được phê duyệt để thực hiện chuyển giao công nghệ.
– Tham gia đánh giá, phê duyệt NCC theo quy trình, quy định hiện hành.
Xem thêm: Sửa Lò Vi Sóng Panasonic Huyện Đông Anh
Xem chi tiết
Source: https://dichvusuachua24h.com
Category: Sửa Đồ Gia Dụng