Dịch Vụ Sửa Chữa 24h Tại Hà Nội

Muốn nướng bánh Pizza bằng lo vi sóng thì làm thế nào? | Vatgia Hỏi & Đáp

Trả lời 14 năm trước

Lò vi sóng của bạn có kèm chế độ nướng là “grill” hay có cả oven? Nếu lò có chế độ oven thì bạn có thể nướng bánh được. Mình cũng có một microwave-oven và mình vẫn dùng để nướng bánh. Mình ko biết là lò nhà bạn có giống lò nhà mình ko?
Lò nhà mình thì mình làm theo các bước sau:
– Nhấn vào nút Combi/Grill đến khi màn hình hiện chữ C
– Chọn nhiệt độ
– Chọn thời gian nướng
– Chọn thời gian Preheat (làm nóng lò trước khi nướng)
– Nhấn nút start

Còn cách làm pizza thì như sau
– Để làm đế bánh pizza thì bạn kiểm tra kỹ xem bạn có dùng đúng men nở cho bột không. Men là yeast, dùng cho các loại bánh bột cần phải ủ bột, không phải baking powder.

– Men cần được bỏ vào chỗ nước để nhào bột trước một lúc, và phải là nước hơi ấm tay, khi nào bạn thấy có sủi bọt trên mặt nước là có thể đem nhào với bột

– Loại đế pizza dầy, kiểu pizza hut thì nên cho sữa tươi, còn loại đế mỏng, kiểu Ý, thì không cho sữa tươi, chỉ nước

– Dầu ô liu là rất quan trọng, không được quên [:D]

– Khi nhào bột, thấy bột phải thật mềm tay bột mới mềm bên trong khi nướng, thời gian nhào khoảng 15′, nếu nướng rồi mà bột sống thì xem lại có phải bột đã quá khô nên không chín kỹ được. Đừng sợ bị bột nhão, quá tay nước một chút bạn vẫn có thể thêm tí bột mì, ngược lại thì hơi khó, khi bột đã chắc thành một khối mới bỏ thêm nước vì khô thì khó nhào

– Để bột ủ lâu, ở một chỗ nhiệt độ ấm, bột nở gấp đôi, khi cấu vào bột, bột không co rút lại thì mới được

– Đặt bột lên bàn, chìa thành từng viên tròn đủ cho một bánh, dùng tay ấn và dàn nhẹ cho bột rộng ra. Với bột pizza, nếu bạn cán bằng con lăn cán bột, bột sẽ co lại, vì vậy cách tốt nhất là chỉ dùng tay, nhưng kỹ thuật này đòi hỏi phải làm quen tay, còn ban đầu chưa quen thì trông có thể hơi xấu. Đặt bột lên một lòng bàn tay và từ tay này đế bột qua tay bên kia, cứ như vậy, vừa làm vừa luân chuyển theo đường tròn của bánh, sẽ được một đế tròn mà nó không hề co lại. Nếu khó quá thì cán bằng con lăn vậy.
Đúng cách thì nướng đế bánh ở 180° khoảng 10 cho bánh hơi chín, rồi mới bỏ nhân lên. Mình làm đế bánh rất mỏng, nên mình nướng luôn không nướng làm hai lần.

Quên, không, phải nhồi bằng tay bạn nhé. Cứ đổ bột lên mặt bàn, đã trộn muối, tạo hốc như núi lửa, bỏ dầu ô liu vào giữa, vừa dùng các đầu ngón tay nhồi bột, vừa rót từ từ nước, nhồi theo hướng từ giữa ra ( lấy dần bột khô vào phía giữa )

Bình thường mình hay làm cho cả nhà khoảng 3 chiếc đế mỏng thì cần

400 gr bột mì
khoảng 230 ml nước ( nếu còn khô chỉ thêm sau một tí tẹo )
2 thìa soup dầu ô liu
1 ít muối
1 gói bột men ( nếu làm nửa lượng bột thì bớt nguyên liệu cũng như men )

Khi ngâm men vào nước, nước chỉ ấm ấm tay, nếu nước nóng bỏng sẽ làm chết men, mất tác dụng nở, nước ấm kích hoạt tính nở của men tốt.
Nếu nhà có chỗ nào âm ấm thì sau khi nhào xong bột, cho bột vào âu lớn, đậy khăn lên trên và để chỗ đó cho nở, trời lạnh thì bột lâu nở hơn.

Bạn lưu ý lượng nước cho bột không bị chắc, và bột nở tốt là bánh sẽ mềm

Men nở có mấy loại :

– Men nở tươi ( ở Châu Âu họ bán trong siêu thị, dạng viên, ướt như đất sét nặn )

– Men nở khô có hai loại :

+ Instant dry yeast
+ Active yeast

Hai loại men này có thể dùng thay cho nhau, instant dry yeast có khả năng kích nở nhanh hơn gấp đôi active yeast, tiết kiệm được thời gian. Tuy nhiên nó chưa có thời gian ủ để phát tuy tính năng tạo mùi vị của yeast ( cái mùi thơm của bột giống như khi chúng ta ăn bánh mì ), vì đã bị nướng sớm. Vì vậy dùng active yeast và ủ lâu hơn sẽ cho mùi vị bánh đúng kiểu và thơm hơn.

Bình thường với bột men nở chất lượng tốt chỉ cần bỏ bột trong nước ấm max 15′, và thời gian ủ bột là 30′, tuy nhiên có thể để 3h cũng không vấn đề gì, tuỳ người sử dụng.

Cần lưu ý về tính năng kích nở ở yeast với mức nhiệt khác nhau như sau :

– Ở dưới 10° C, men nở không phát huy tác dụng ( chúng ta đang nói về men, làm các loại bánh cần ủ nhé, không phải bột nở baking powder )

– Trên 10° – trên 20° C, tính năng nở rất chậm

– Từ 32 – 38°, đây là nhiệt độ để men làm nở tối đa

– Từ 40° C – khoảng 50° C, men nở rất chậm lại

– Từ trên 50 ° C, men chết đứ đừ

Vì vậy khi ngâm men vào nước ( nếu là loại men cần ngâm ), và khi ủ bột, phải lưu ý nhiệt độ